• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Báo chí Đức viết về “cơn ác mộng” của xe Mercedes máy dầu

12/11/2021, 09:30

Rắc rối với dòng xe diesel của nhà sản xuất Mercedes được báo chí Đức gọi là "cơn ác mộng" với xe máy dầu - hay còn gọi là vụ Dieselgate.

Trong một bài viết trên tờ báo môi trường tiếng Đức Deutsche Umwelthilfe (Vì môi trường nước Đức - DUH) xuất bản ngày 5/11/2021, tác giả công bố thông tin rằng nhà sản xuất ô tô Mercedes-Benz sử dụng 8 thiết bị khác nhau để giảm lượng khí thải NO2 trên một chiếc Mercedes-Benz với động cơ diesel được xếp hạng đạt chuẩn Euro 6.

Theo tác giả, một ví dụ là chiếc Mercedes E 350d 2016 được trang bị động cơ diesel OM642, có 6 thiết bị được kết nối với bộ chuyển đổi xúc tác (SCR) tích hợp trên xe, trong khi 2 thiết bị gắn vào hệ thống tuần hoàn khí thải của xe.

Dòng xe Mercedes GLE 2019 bản máy dầu, dòng sản phẩm bị liên đới vụ Dieselgate

Vấn đề là 8 thiết bị này bị coi là bất hợp pháp, được cho là được sử dụng để làm sai lệch kết quả trong quá trình kiểm tra khí thải trong phòng thí nghiệm.

Năm 2018, Mercedes đã phải triệu hồi gần 800.000 mẫu xe GLC và C-Class tại châu Âu do một vụ bê bối động cơ diesel tương tự.

Cơ quan chức năng đã phát hiện 5 thiết bị được cho là sử dụng để gian lận các quy định nghiêm ngặt về khí thải động cơ diesel ở châu Âu.

Đó là sự tiếp nối của một đợt triệu hồi lớn trước đó đối với xe tải Mercedes Vito vào năm 2017 vì những lý do tương tự.

Vào năm 2020, hãng xe danh tiếng này đã phải trả khoảng 2,8 tỷ đô la để giải quyết các khiếu nại dân sự và môi trường về việc kiểm soát khí thải động cơ diesel của công ty đối với khoảng 250.000 phương tiện tại Mỹ.

Nhà sản xuất ô tô Đức vẫn kiên quyết với lập trường của mình, khi người phát ngôn của Mercedes-Benz nói với tờ Autocar: “Theo quan điểm của chúng tôi, đây không phải là thiết bị bất hợp pháp trong xe, bởi hệ thống kiểm soát khí thải rất phức tạp”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.