• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Bão giảm giá ô tô đến từ đâu?

11/08/2017, 08:14

Cuộc đua giảm giá xe đang đến hồi đỉnh điểm khi hàng loạt các hãng ô tô liên tục công bố mức giá mới.

17

Khách hàng tìm mua Toyota Corolla Altis ngay khi biết tin mẫu xe này giảm giá cao nhất đến 115 triệu đồng tại đại lý Toyota Long Biên, Hà Nội

Cuộc đua giảm giá xe đang đến hồi đỉnh điểm khi hàng loạt các hãng ô tô liên tục công bố mức giá mới với mức giảm chưa từng có. Liệu giá xe đã chạm đáy hay chỉ là bước dạo đầu cho một cuộc đua mới?

Bão giảm giá kép

Cuối năm 2016, các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô đã khởi động cuộc cạnh tranh hạ giá ô tô để kích cầu. Khai màn cơn bão giảm giá là Thaco Trường Hải. Do nắm giữ tới 3 thương hiệu ô tô tại Việt Nam, vào tháng 12/2016, Thaco tuyên bố “sẽ cắt lãi hơn 2 nghìn tỷ đồng để giảm giá xe trong năm 2017” và ngay lập tức tung ra chương trình ưu đãi giảm giá xe từ 25 - 170 triệu đồng/xe cho dòng xe Mazda và giảm từ 15 - 125 triệu đồng/xe đối với các mẫu xe Kia. Với liên tiếp 3 đợt giảm giá lớn tính từ cuối năm 2016 đến nay, mẫu xe Mazda CX-5 của Thaco đã tạo ra cú sốc trên thị trường ô tô với mức giảm giá chưa từng có tiền lệ. Như mẫu xe Mazda CX-5 có mức giảm từ 130 - 166 triệu đồng/xe. Đến nay, CX-5 chỉ còn từ 834 - 940 triệu đồng/xe. Các mẫu xe Kia có mức giảm từ 15 - 125 triệu đồng/xe, nên đến nay một số mẫu xe như: Optima 2.0 AT chỉ còn 824 triệu đồng/xe, Sorento 2WD Gat còn 818 triệu đồng/xe hay mẫu Quoris chỉ còn 2,708 tỷ đồng/xe... Ngoài ra, một số mẫu xe Mazda3, BT50… đều được Thaco giảm từ 20 - 40 triệu đồng. Theo ông Bùi Kim Kha, Phó tổng giám đốc phụ trách mảng kinh doanh xe du lịch của Thaco, Mazda CX-5 là mẫu xe giảm nhiều nhất của Mazda từ năm trước đến nay, khoảng 166 triệu đồng và Thaco xác định năm nay mẫu xe này sẽ không có lợi nhuận.

Chỉ ngay sau khi khởi động chiến dịch ít ngày, các đối thủ của Thaco đã phải nhập cuộc. Đến thời điểm tháng 6/2017, thương hiệu Toyota vốn trung thành với triết lý “không giảm giá để bảo vệ khách hàng mua trước” cũng bất ngờ công bố mức giá mới cho một loạt các mẫu xe với mức giảm sâu chưa từng có, từ 18 - 90 triệu đồng/xe cho mẫu xe Camry và giảm từ 40 - 65 triệu đồng/xe cho 2 mẫu ăn khách nhất của hãng là Innova (còn từ 793 - 995 triệu đồng/xe) và Vios (còn 564 - 622 triệu đồng/xe). Tổng mức giảm giá từ đầu năm đến nay, Toyota Camry đã giảm từ 80 - 100 triệu đồng/xe (giá còn từ 1,098 - 1,383 tỷ đồng/xe) và Toyota Altis giảm từ 110 - 115 triệu đồng/xe (còn từ 592 - 642 triệu đồng/xe). Tiếp đó, Hyundai Thành Công cũng tham gia cuộc đua với mức giảm từ 10 - 70 triệu đồng đối với các mẫu xe: i10 (còn từ 340 - 435 triệu đồng/xe), Santafe (còn từ 1,110 - 1,220 tỷ đồng), Elantra (còn từ 590 - 720 triệu đồng/xe)…

Thậm chí, đối thủ của Mazda CX-5 là Nissan X-Trail còn phải ấn định mức giá bán lẻ mới thấp hơn tới 85 triệu đồng cho mẫu xe chiến lược của mình. Hai cái tên đến từ Nhật Bản khác là Suzuki và Mitsubishi sau đó còn đưa ra mức ưu đãi khủng nhất vào thời điểm đó là từ 105 - 170 triệu đồng với một số mẫu xe.

Tuy nhiên, cú sốc lớn nhất về giá phải kể đến mẫu xe Honda Accord khi vào tháng 8/2017 hãng xe Nhật giảm giá bán tới 192 triệu đồng/xe, chỉ còn 1,198 tỷ đồng. Cộng dồn 2 đợt giảm giá từ đầu năm đến nay, mức giảm của mẫu xe này lên tới 272 triệu đồng/xe. Tương tự, mẫu xe chiến lược CR-V của Honda cũng có mức giảm lên tới 170 triệu đồng/xe, còn 988 triệu đồng và thiết lập một mức giá bán lẻ mới thấp kỷ lục.

Không thể “mũ ni che tai”, từ tháng 2/2017, các mẫu xe nhập khẩu cũng bị cuốn vào cơn bão giảm giá. Đi đầu là Toyota, mức giảm của thương hiệu này trong tháng 2/2017 cho các mẫu xe như: Yaris, Land Cruiser Prado, Lexus LX570… từ 44 - 210 triệu đồng/xe.

Thực tế, bão giảm giá xe không chỉ đến từ các hãng sản xuất mà còn đến từ các đại lý tạo nên hiện tượng giảm giá kép. Trao đổi với Báo Giao thông, một người vừa rời bỏ vị trí giám đốc kinh doanh tại một đại lý ô tô lớn trên địa bàn Hà Nội chia sẻ, sở dĩ anh phải rời bỏ chức vụ này một phần do áp lực từ việc phải cắt lỗ để bán xe, khiến việc kinh doanh không được như mong muốn. Theo vị này, các đại lý xe hiện nay còn đang phải chịu lỗ trên mỗi chiếc xe giảm giá được bán ra. “Thực tế nếu không cắt lỗ, giảm giá bán để đẩy hàng thì số tiền đại lý phải chi trả cho việc thuê bến bãi và các chi phí liên quan khác còn cao hơn việc cắt lỗ bằng cách bán xe, xoay vòng vốn. Hơn nữa, các đại lý thường phải đăng ký chỉ tiêu doanh số với hãng nên phải chấp nhận bán lỗ. Việc giảm giá sâu như hiện nay cũng một phần từ nguyên nhân các hãng xe cạnh tranh để giành thêm thị phần của nhau”, vị nguyên giám đốc kinh doanh này nói và nhận định, bước sang năm 2018, khi có thay đổi chính sách thuế, các đại lý ô tô thậm chí sẽ còn dễ thở hơn bây giờ. Thuế nhập khẩu ô tô giảm cộng với ưu đãi thêm từ các hãng xe, chắc chắn các đại lý sẽ không phải cắt lỗ để bán hàng như hiện nay vì lợi nhuận đại lý được đảm bảo.

Giá xe có tiếp tục giảm?

Chia sẻ với câu hỏi, giá xe có tiếp tục giảm, ông Bùi Kim Kha cho biết, giá xe từ nay đến cuối năm có thể sẽ biến động nhưng rất khó đoán, tùy vào thị trường và chiến lược của mỗi hãng xe. Tuy nhiên, đây là thời điểm tốt để khách hàng mua xe, bởi doanh số thấp nên các hãng phải đẩy doanh số và đến cuối năm thì thị trường ô tô có thể sẽ nóng trở lại.

Cùng quan điểm cho rằng giá xe đã chạm đáy, ông Phạm Anh Tuấn, Tổng trưởng Ban Kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam (TMV) cho biết, TMV hiện nay cũng đang thực hiện chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá chủ yếu đối với các dòng xe sản xuất lắp ráp trong nước. Mục đích của việc giảm giá xe là để thúc đẩy thị trường, duy trì sản xuất lắp ráp xe trong nước bằng cách hỗ trợ cho những dòng xe mà mình sản xuất ra.

Khi được hỏi liệu từ nay đến cuối năm giá xe có tiếp tục giảm sâu? Ông Tuấn chia sẻ câu chuyện cá nhân: “Vừa rồi một người bạn có nhờ tôi tư vấn có nên mua một mẫu xe đang giảm giá khá sâu hay không? Tôi đã khuyên anh ấy là nên mua bởi giá xe hiện nay đang rất tốt và được giảm giá chưa từng có”. Theo ông Tuấn, hiện tại giá xe đã giảm rất sâu, thậm chí nhiều khi giảm giá còn phải chịu lỗ nhưng từ nay đến cuối năm, việc giá xe có tiếp tục giảm thêm hay không là rất khó đoán.

“Theo dự báo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ô tô năm 2017 sẽ tăng 10% so với năm trước. Nhưng đến thời điểm hiện tại, tổng thị trường đang âm 2% nhưng chủ yếu là do xe thương mại kéo giảm xuống còn xe con vẫn tăng trưởng nhưng cũng không được như kỳ vọng. Chính vì điều này, mà các hãng sản xuất lớn phải giảm giá xe để đẩy hàng, duy trì và tiếp tục hỗ trợ sản xuất trong nước.

Trên thực tế, việc giảm giá xe là điều không hãng hay đại lý nào muốn vì nhiều khi phải bán lỗ. Nhưng nếu còn hàng tồn kho thì vẫn phải giảm giá để đẩy hàng, tránh trường hợp năm nay tồn xe nhưng năm sau lại phải tăng cường sản xuất. Vì vậy, các hãng xe và đại lý đã giảm giá xe một cách tổng lực nhằm kích cầu. Ví dụ như vừa qua, Toyota Việt Nam đã hỗ trợ phí trước bạ cao nhất lên đến 40 triệu đồng đối với Vios và Corolla Altis. Thêm vào đó, các đại lý lại tiếp tục ưu đãi, giảm giá thêm cho khách hàng nên mức giảm mới có thể tốt như hiện nay. Vì vậy, nếu nói giá xe có giảm thêm là rất khó”, ông Tuấn cho biết.

Cũng theo ông Tuấn, thị trường ô tô khó đoán, lúc nóng lúc lạnh khiến các hãng phải giảm giá xe như hiện nay đến từ tâm lý chờ đợi giá xe rẻ hơn vào năm 2018 của nhiều khách hàng. Trong khi thực chất vẫn đang có nhu cầu mua xe.

Thị trường sụt giảm, ô tô nhập khẩu vẫn bán chạy

Theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 7/2017, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 20.662 xe, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước. Tính 7 tháng đầu năm 2017, doanh số bán hàng của toàn thị trường giảm 6% so với cùng kỳ năm 2016, nhưng sức mua của khách hàng đối với những mẫu ô tô nhập khẩu vẫn tăng trưởng đều.

Cụ thể, tính đến hết tháng 7/2017, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 10%, trong khi xe nhập khẩu tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tín hiệu này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ô tô nhập khẩu tại Việt Nam kể từ đầu năm 2017, khi thuế nhập khẩu ô tô trong khu vực ASEAN giảm xuống còn 30%.

Bên cạnh đó, tại Triển lãm ô tô Việt Nam 2017, các hãng xe như Honda, Toyota hay Suzuki cũng mang tới trưng bày những mẫu xe giá rẻ, được nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN. Dự kiến, các mẫu xe này sẽ bắt đầu bán từ đầu năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô trong ASEAN về 0%, hứa hẹn sự đổ bộ ồ ạt của xe nhập khẩu vào Việt Nam.

T.L

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.