• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Bao giờ cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình thu phí không dừng?

13/05/2020, 16:39

Các trạm thu phí lớn và ở cửa ngõ Thủ đô như: Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Hải Phòng... sẽ thực hiện thu phí không dừng trong tháng tới.

Trạm thu phí Pháp Vân - Cầu Giẽ

Tại buổi tọa đàm “Tìm giải pháp thúc đẩy công nghệ thu phí không dừng” do Báo Giao thông tổ chức sáng nay (13/5), ông Hồ Trọng Vinh, Phó Tổng giám đốc Công ty VETC (chủ đầu tư dự án thu phí không dừng giai đoạn 1) cho biết, trong kế hoạch của VETC với Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ VN thì hiện chúng ta đang cố gắng triển khai và đưa vào vận hành thu phí không dừng tuyến cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình ngày 25/5 tới đây và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự kiến đưa vào tháng 6 năm nay. Hiện chúng tôi đang nỗ lực tăng cường truyền thông đến các khách hàng có thể tham gia.

Theo ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư (Bộ GTVT), thu phí không dừng dự án quan trọng của Bộ GTVT. Lãnh đạo Bộ tuần nào cũng họp tháo gỡ, thúc đẩy tiến độ.

Trước mắt, Bộ GTVT ưu tiên chỉ đạo hoàn thành các trạm thu phí ở cửa ngõ Thủ đô và các trạm lớn. Như trạm ở Pháp Vân - Cầu Giẽ và Cầu Giẽ - Ninh Bình, tháng 5 phải hoàn thành thu phí không dừng.

Trạm Hà Nội - Hải Phòng phải xong trong tháng 6. Các trạm còn lại của dự án giai đoạn 2 phải hoàn thành trong năm 2020”.

Vì sao có hơn 800 nghìn phương tiện đã gắn thẻ E-Tag nhưng không sử dụng. Đứng ở góc độ thị trường, người bán nên đưa ra một số hình thức để người dùng lựa chọn chứ không chỉ đưa ra một cái rồi ép người dùng. Theo tôi cần ít nhất có hai phương thức thanh toán là trả trước và trả sau, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam.

Tuy nhiên theo ông Huy, với 4 trạm của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc (VEC) sẽ rất khó khăn về nguồn vốn. VEC đã chuyển về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nên Bộ chỉ sẽ đạo chủ trương nhưng vốn lại do Ủy ban quản lý vốn quyết định nên nhiều vướng mắc.

Liên quan đến việc giải quyết bất cập giữa nhà đầu tư BOT và nhà đầu tư thu phí không dừng, ông Huy chia sẻ, trước đây nhà đầu tư BOT mong muốn tự lắp đặt thiết bị tại trạm, tự quản lý và kết nối với đơn vị cung cấp dịch vụ. Trước đây chúng ta không cho phép, nhưng Quyết định 07 sửa đổi sẽ cho phép điều này.

Một số ý kiến e ngại việc này sẽ không minh bạch. Nhưng tôi khẳng định vẫn rất minh bạch. Vì số liệu thu phí vẫn truyền về đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí. Tổng cục Đường bộ VN vẫn giám sát được số liệu này.

Về câu hỏi làm sao để hoàn thành dự án thu phí không dừng trong năm nay, đại diện Vụ PPP cho rằng, giải pháp mấu chốt là phải giải quyết việc giảm doanh thu của các nhà đầu tư BOT. Bộ GTVT đề xuất phải tăng phí theo lộ trình đã quy định trong hợp đồng. Thứ hai, các ngân hàng phải cơ cấu lại nợ của nhà đầu tư BOT, làm sao để các nhà đầu tư BOT yên tâm phối hợp với các cơ quan của nhà nước để triển khai thu phí không dừng.

Thời gian tới, khi sửa đổi Quyết định 07 mà Bộ GTVT đang trình Thủ tướng, sẽ có một số giải pháp quan trọng để thúc đẩy tiến độ dự án.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.