• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Bảo hiểm xe máy, mua loại nào để không bị CSGT xử phạt?

18/05/2020, 14:00

Sau khi lực lượng CSGT ra quân tổng rà soát phương tiện từ ngày 15/5, số người mua bảo hiểm xe máy tăng vọt do lo ngại bị xử phạt.

Bảo hiểm 10.000 đồng là loại bảo hiểm tự nguyện cho người ngồi sau xe máy, không bắt buộc phải có và không bị CSGT kiểm tra loại bảo hiểm này. Ảnh minh họa

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, chủ xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS). Pháp luật yêu cầu, những người sở hữu ô tô, xe máy và các loại phương tiện cơ giới khác đều bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Nếu không có Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, chủ xe sẽ bị xử phạt theo quy định.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Khắc Xuân (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn bảo hiểm InFair) cho biết, hiện nay sản phẩm bảo hiểm xe máy có 4 loại, là bảo hiểm TNDS; Bảo hiểm vật chất xe; Bảo hiểm mất cắp; Bảo hiểm tai nạn cho người ngồi trên xe.

Trong đó bảo hiểm TNDS là bắt buộc, nếu không có sẽ bị xử phạt theo quy định tại Thông tư 22/2016 của Bộ Tài chính.

Trường hợp người điều khiển mô tô, xe gắn máy mà không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS còn hiệu lực có thể bị phạt số tiền từ 100.000 - 200.000 đồng, theo quy định tại Nghị định 100/2019.

Theo ông Xuân, bảo hiểm TNDS có ý nghĩa là phía bảo hiểm sẽ trả cho chủ xe số tiền mà chủ xe đã bồi thường cho nạn nhân (gọi là bên thứ ba) trong vụ tai nạn giao thông. Trong trường hợp chủ xe không may qua đời sau TNGT, thì bên bảo hiểm sẽ đứng ra thay chủ xe để bồi thường cho bên thứ ba. Mức tối đa là 50 triệu đồng đối với xe máy và 100 triệu đồng đối với ô tô.

Trước câu hỏi mức bồi thường TNDS cho xe máy là bao nhiêu, đại diện truyền thông của Bảo hiểm Bảo Việt cho biết doanh nghiệp này chi trả theo quy định quy định tại điều 9, thông tư 22/2016.

Cụ thể, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn do ô tô gây ra. Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

"Không ít trường hợp chủ xe máy đã mua bảo hiểm TNDS, khi chẳng may gây tai nạn cho người khác lại không làm việc với bên bảo hiểm để đền cho bên thứ ba, là tự ý từ bỏ quyền lợi của mình. Người mua bảo hiểm TNDS cần lưu tâm để tránh bị thiệt hại trong trường hợp chẳng may gây tai nạn", ông Nguyễn Khắc Xuân nói.

"Về loại bảo hiểm đang bán đầy ngoài đường với giá rất rẻ 10.000 đồng, đó là bảo hiểm tự nguyện dành cho việc bồi thường thiệt hại cho người ngồi phía sau người lái. Giá trị bồi thường cao nhất khoảng 10 triệu đồng/vụ. Đó vẫn là loại bảo hiểm hợp pháp, nhưng là bảo hiểm tự nguyện, không bắt buộc phải có. Đối với loại bảo hiểm này vẫn sẽ bị CSGT xử phạt. Trong khi phí bảo hiểm TNDS bắt buộc theo quy định là 60 nghìn đồng/năm đối với xe máy và ô tô thấp nhất từ 437 nghìn đồng/năm", ông Xuân cho hay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.