• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Bắt bệnh phanh xe chỉ sau cú đạp nhẹ

26/03/2016, 08:26

Nếu phanh của bạn có 6 dấu hiệu sau, bạn nên thanh khẩn cấp để đảm bảo an toàn.

tim-hieu-ve-he-thong-phanh-tren-xe-hoi-2-0843 Tapc
Đoán bệnh của phanh sau cú đạp - Ảnh minh họa

Phanh là bộ phận an toàn quan trọng trên xe hơi. Chỉ cần hệ thống này gặp sự cố thì tài xế sẽ gặp phải những mối nguy hiểm khó lường. Vì vậy, cần phải luôn để ý đến phanh trước khi bắt đầu mọi hành trình.

Dưới đây là 6 cách dễ dàng bạn có thể tự làm để "bắt bệnh" cho phanh xe: 

Đạp phanh có tiếng kêu ken két

Tiếng kêu ken két phát ra đều đặn khi bạn đạp phanh là dấu hiệu dễ nhất cho thấy má phanh đã bị mòn, cần được thay thế. Nếu tiếng kêu không lớn hoặc không xuất hiện liên tục, có thể chất bẩn, rác đã lọt vào cơ cấu phanh. Hiện tượng này sẽ hết sau khi cơ cấu phanh được làm sạch.

Đạp phanh cảm thấy bị hẫng

Trong trường hợp đạp chân phanh nếu có cảm giác hẫng chân thì đó là hiện tượng bị mất áp suất phanh. Nguyên nhân có thể do xi lanh phanh bị trầy xước, rỗ khiến dầu bị hồi lại mỗi khi đạp phanh, dẫn đến phanh không ăn, hoặc do tuy - ô dẫn dầu bị rạn nứt, khiến dầu bị rò rỉ. Lúc này, nếu đạp phanh đột ngột, tuy - ô có thể bị vỡ, dẫn tới hiện tượng mất phanh khiến người lái không thể kiểm soát được xe.

Đạp nhưng phanh không nhả

Đây là hiện tượng cho thấy lò xo kéo hoặc các má phanh bị hỏng, hay kẹt xi lanh bánh xe, xi lanh tổng phanh bị hỏng và có thể ắc phanh bị bó do khô dầu, hoặc do các lỗi thao tác sai của người lái như: hành trình của chân phanh không đúng hoặc phanh tay điều chỉnh sai... Bạn nên mang xe tới các trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng để khắc phục sự cố này. 

Đạp phanh thấy nặng

Các hệ thống phanh ngày nay thường dùng trợ lực chân không để người lái thấy nhẹ nhàng, dễ dàng hơn khi phải đạp phanh. Với hiện tượng đạp phanh thấy nặng nguyên nhân thường xảy ra là trợ lực phanh bị hỏng. Rò khí đã không tạo ra chênh lệch áp suất đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp. Người lái vẫn có thể phanh được xe với một lực mạnh hơn.

Một nguyên nhân khác dẫn tới hiện tượng trên là đường ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao, nhưng không thể truyền được tới cơ cấu phanh. Trong trường hợp này, dù cố sức thì phanh cũng không hiệu quả hoặc hiệu quả giảm đi nhiều.

Đạp phanh hết cỡ nhưng xe không dừng

Đây là “bệnh” thường gặp với những xe trang bị phanh tang trống. Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là: cần đẩy piston xi lanh chính bị cong, thiếu dầu hoặc lọt khí trong hệ thống phanh, má phanh quá mòn...

Trong trường hợp này, bạn cần mang xe tới các trung tâm sửa chữa để thợ điều chỉnh các piston chính bị cong hoặc thay má phanh mới. Nếu dầu phanh bị thiếu, bạn nên yêu cầu bổ sung dầu phanh theo đúng loại mà nhà sản xuất khuyến cáo cho từng dòng xe. Tại Việt Nam có 3 loại dầu phanh cho phanh tang trống phổ biến gồm DOT3, DOT4 và DOT5. 

Đạp phanh thấy xe bị lệch

Một sự cố thường gặp khác với phanh trang trống là hiện tượng xe bị lệch sang một bên khi phanh. Nguyên nhân là do lực phanh tác động lên các bánh xe không đồng đều, do một trong số chúng dính dầu, khe hở má phanh tang trống không đều, đường dẫn dầu bị tắc cục bộ...

Nếu bạn gặp phải tình huống này thì nên mang xe tới ngay gara để sửa chữa, bởi vận hành kéo dài sẽ khiến xe rất dễ bị lật trong các tình huống phanh gấp ở tốc độ cao, hoặc vào cua...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.