• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Bộ Tài chính bác kiến nghị miễn giảm thuế nhập khẩu ô tô điện

15/09/2022, 09:30

Bộ Tài chính cho rằng việc giảm thuế nhập khẩu MFN (quy chế tối huệ quốc WTO) có thể gây thất thu ngân sách, khiến xe điện ồ ạt về Việt Nam.

Không giảm thuế nhập khẩu xe điện nguyên chiếc

Một số doanh nghiệp ô tô và Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) từng đề xuất Chính phủ miễn thuế nhập khẩu ô tô điện chở người (áp dụng thuế suất 0%) từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2024, theo quy chế MFN.

Từ ngày 1/1/2025 trở đi áp dụng mức thuế suất nhập khẩu là 70%.

Porsche Taycan là xe điện đắt nhất Việt Nam, với mức giá niêm yết từ 4,76 - 9,55 tỷ đồng

Tương tự, đối với ô tô điện dùng để chở hàng, các doanh nghiệp và thành viên VAMI cũng đề xuất áp dụng thuế suất 0% bắt đầu từ ngày 1/1/2023 đến 31/12/2024. Từ ngày 1/1/2025 trở đi áp dụng mức thuế suất nhập khẩu là 25%.

Mức thuế suất này căn cứ trên quy chế MFN - quy chế tối huệ quốc về hạn ngạch và thuế quan của các thành viên WTO với nhau, mà Việt Nam làm thành viên từ năm 2007 đến nay.

Ngoài ra, các doanh nghiệp và thành viên VAMI cũng căn cứ Quyết định số 876/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký, phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành GTVT. Trong đó, có một số nội dung vạch rõ lộ trình chuyển đổi sang sử dụng ô tô điện, năng lượng xanh.

Tuy nhiên, ngày 8/9/2022, Bộ Tài Chính có ý kiến phản hồi tới một số doanh nghiệp cũng như Hiệp hội VAMI, về đề xuất nói trên.

Theo Bộ Tài chính, để phát triển dòng xe ô tô thân thiện với môi trường, nghị định 57/2020 đã bổ sung quy định đối với dòng xe ô tô thân thiện với môi trường tham gia vào “Chương trình ưu đãi thuế”. Chính sách ưu đãi đối với dòng xe này được thực hiện từ năm 2020 đến nay.

Hiện nay, VinFast là doanh nghiệp duy nhất đầu tư nhà máy sản xuất ô tô điện. Việc đầu tư sản xuất ô tô điện đòi hỏi có chiến lược đầu tư dài hạn, số vốn đầu tư rất lớn, có sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, chính sách về phát triển pin và nhiều nguồn lực có liên quan khác.

Sản xuất xe điện VinFast VF8 tại nhà máy ở Hải Phòng, nơi có công suất 250 nghìn xe điện mỗi năm

Do đó, nếu giảm thuế nhập khẩu MFN trong vòng 2 năm nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước để qua đó tạo động lực phát triển ô tô điện như đề xuất, trong khi các doanh nghiệp chưa có phương án hay dự án đầu tư bài bản cho việc sản xuất xe điện, thì không những không khuyến khích phát triển sản xuất trong nước mà còn gây khó khăn cho công tác quản lý của Việt Nam.

“Bên cạnh đó, cũng sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp hiện đã đầu tư sản xuất chủng loại xe này tại Việt Nam và giảm thu ngân sách, do doanh nghiệp sẽ lợi dụng chính sách giảm thuế 0% để nhập khẩu ồ ạt ô tô điện vào Việt Nam”, trích văn bản Bộ Tài chính.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất chưa xem xét điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu MFN đối với xe điện.

Điều chỉnh danh mục linh kiện ô tô được ưu đãi thuế

Đồng thời, Bộ Tài chính đề xuất chỉnh sửa lại mô tả mã hàng hóa HS 98.49.46.00 thành: “Engine ECU và các bộ điều khiển khác được sử dụng cho xe có động cơ”, do đây là sản phẩm trong nước chưa sản xuất được, nên phải bổ sung vào danh mục ưu đãi thuế theo nghị định 57/2020.

Engine ECU và các bộ điều khiển khác được sử dụng cho xe có động cơ được bổ sung vào danh mục linh kiện ưu đãi thuế theo nghị định 57/2020

Đối với mặt hàng loa chưa lắp ráp vào trong vỏ loa (HS 8518.29.90), mặt hàng này trong nước chưa sản xuất được và chưa kiểm soát được số lượng linh kiện khi sản xuất, lắp ráp ô tô.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung mặt hàng này vào nhóm 98.49 (nhóm hàng trong nước chưa sản xuất được, được ưu đãi thuế).

Đối với các mặt hàng là nguyên liệu, vật tư, tiêu hao hoặc bộ phận linh kiện điện tử của xe ô tô (keo, các loại ông, vít, bu lông, dây, tấm, phiến, vòi, van, rơ le, sản phàm sắt hoặc thép...), Bộ Tài chính đề xuất không đưa nội dung nhóm này vào nhóm 98.49 do đây là các mặt hàng cơ bản trong nước đã sản xuất được.

Bộ Tài chính cũng cho biết đối với mặt hàng máy điều hòa không khí cho ô tô, căn cứ theo Thông tư số 05/2021/TT-BKHĐT thì mặt hàng này trong nước đã sản xuất được, do đó không đưa điều hòa ô tô vào danh mục nhóm 98.49 để nhận ưu đãi thuế.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.