• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Các cựu lãnh đạo VEAM gây thất thoát hàng trăm tỷ vốn nhà nước thế nào?

24/11/2021, 14:00

Cơ quan điều tra đề nghị truy tố 17 bị can trong vụ án gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước ở Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp.

Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án vi phạm quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).

Dây chuyền lắp ráp xe tải nhẹ trong nhà máy của VEAM

Bảo lãnh thanh toán, cho vay trái quy định

VEAM tiền thân là doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1990, hoạt động theo mô hình tổng công ty nhà nước giai đoạn 1990 - 2010.

Tháng 6/2010, VEAM chuyển sang mô hình công ty TNHH nhà nước một thành viên, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con với vốn điều lệ 2.372 tỷ đồng, có 25 công ty con và đơn vị thành viên.

Năm 2017, VEAM chuyển sang mô hình công ty cổ phần với vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, trong đó Bộ Công thương (đại diện nhà nước) nắm 88,47% cổ phần, các cổ đông ngoài chiếm 11,53%.

Vụ án xảy ra trong một thời gian dài, từ 2009 - 2018, khi lãnh đạo VEAM qua các thời kỳ đã liên tiếp mắc sai phạm trong quá trình điều hành doanh nghiệp.

Theo bản kết luận điều tra, sai phạm có tính hệ thống đầu tiên là việc VEAM bảo lãnh cho công ty con VETRANCO đi vay vốn trái quy định, gây thất thoát dẫn đến thiệt hại cho VEAM 75,82 tỷ đồng.

Cụ thể, tổng giám đốc VEAM qua các thời kỳ từ 2007 - 2013 là ông Nguyễn Thanh Giang và ông Lâm Chí Quang đã ký 7 văn bản cam kết bảo lãnh thanh toán trái quy định cho các hợp đồng tín dụng do VETRANCO vay tiền các ngân hàng. Khi VETRANCO mất khả năng thanh toán, buộc VEAM phải đứng ra trả nợ thay cho công ty con.

Tiếp theo, việc VEAM ký và thực hiện các hợp đồng thương mại trái quy định với công ty Bách Việt, công ty đầu tư Minh Quang, công ty thép Minh Quang, công ty Tương Lai được ký lòng vòng dưới hình thức bán hàng trả chậm để hợp thức hóa việc chuyển tiền cho vay, trong thực tế không có hàng hóa.

Việc ký các hợp đồng lòng vòng trái quy định đã gây thiệt hại cho VEAM 71,5 tỷ đồng.

Ngoài hai nguồn tiền do VEAM bảo lãnh và ký hợp đồng thương mại trái quy định, công ty VETRANCO còn dùng nguồn tiền vay ngân hàng MB (chi nhánh Tây Hồ) và các nguồn vốn tự có để ký các hợp đồng mua bán khống hàng hóa với nhóm 4 công ty do Trần Quang Tiến điều hành, gây thiệt hại số tiền 182,9 tỷ đồng.

Trần Quang Tiến cũng bị truy tố trong vụ án này, về cùng tội danh với các vị nguyên là lãnh đạo VEAM.

Tổng số tiền thiệt hại do bảo lãnh, cho vay, ký kết hợp đồng trái quy định của VEAM và công ty con VETRANCO là 330,2 tỷ đồng.

Giám đốc nhà máy VEAM Thanh Hóa bị bắt hồi tháng 4/2021

Đầu tư sản xuất máy kéo, ô tô tay lái nghịch gây thiệt hại

Theo cơ quan điều tra, việc VEAM thực hiện dự án đầu tư sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung không đúng quy định, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền 56,5 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án đầu tư sản xuất máy kéo bốn bánh hạng trung có tổng mức đầu tư 1.488 tỷ đồng tại KCN Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa lập dự án và chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã ký hợp đồng li-xăng (bản quyền thiết kế phương tiện) và giải ngân tiền mua li-xăng cho Công ty ISEKI Nhật Bản, gây thiệt hại không thể thu hồi số tiền 2,5 triệu USD.

Trong chương trình phát triển ô tô tay lái nghịch tại nhà máy VEAM Thanh Hóa để xuất khẩu sang thị trường Srilanka, Tổng Giám đốc VEAM thời điểm đó (năm 2015) là Trần Ngọc Hà đã ủy quyền cho Phó TGĐ Vũ Quang Tâm ký và thực hiện 2 thỏa thuận với Công ty Shandong Tangjun Outling Trung Quốc (T-King) để lắp ráp mẫu xe tay lái nghịch của T-King mà không có kế hoạch sản xuất kinh doanh, không có nghị quyết phê duyệt của hội đồng thành viên.

Sau đó, Phó TGĐ Vũ Quang Tâm đã chỉ đạo cấp dưới chuyển cho đối tác T-King số tiền 400.000 USD (tương đương 9,95 tỷ đồng), dẫn đến thất thoát số tiền này.

Tổng số tiền thiệt hại do mua li-xăng của ISEKI Nhật Bản và chuyển cho T-King Trung Quốc, gây thiệt hại cho VEAM 2,9 triệu USD.

Trong vụ án này, 17 bị can bị đề nghị truy tố, trong đó các bị can chính gồm Trần Ngọc Hà (Chủ tịch HĐTV VEAM giai đoạn 2011 - 2014), Lâm Chí Quang (Tổng Giám đốc VEAM giai đoạn 2004 - 2014), Vũ Từ Công (Kế toán trưởng VEAM giai đoạn 2009 - 2015), Đào Quốc Việt (Giám đốc VETRANCO giai đoạn 2005 - 2013), Ngô Văn Tuyển (Phó Tổng Giám đôc VEAM giai đoạn 2010 - 2017) và nhiều người nguyên là lãnh đạo các phòng ban, công ty con của VEAM bị cơ quan điều tra xác định vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, gây thất thoát lãng phí.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.