• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Các đại gia sản xuất ô tô xếp hàng vào Iran

22/07/2015, 07:02

Thị trường đầy hấp dẫn này đã thu hút các nhà đầu tư, công ty sản xuất ô tô chạy đua vào Iran.

 

1Công nhân lắp ráp tại nhà máy liên doanh Khodor (
Công nhân lắp ráp tại nhà máy liên doanh Khodor (Iran) và Renault (Pháp).

Khi lệnh cấm vận kinh tế Iran được gỡ bỏ sau thỏa thuận hạt nhân với P5+1 (Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức), rất nhiều đại gia sản xuất ô tô dành sự quan tâm đặc biệt cho thị trường hơn 80 triệu dân này.

Iran - miếng bánh ngon của ngành công nghiệp ô tô

Ngành Công nghiệp ô tô chiếm gần 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Iran, đứng thứ 18 trên thế giới. Theo thống kê của IHS Automotive, số đăng ký xe ô tô tại Iran đã đạt 1,6 triệu và nhập khẩu thêm 1 triệu nữa ở đỉnh điểm năm 2011 trước khi sụp đổ do các lệnh trừng phạt. Hai năm sau đó, sản lượng sản xuất ô tô nội địa giảm 1 triệu xe, cắt giảm hơn 100 nghìn công việc. Tuy nhiên, sau khi lệnh trừng phạt được gỡ bỏ, thị trường này hứa hẹn sẽ quay trở lại đạt mốc 1,6 triệu trong năm 2016. Không chỉ vậy, nhiều chuyên gia trong ngành Ô tô cũng nhìn thấy khả năng thị trường này sẽ lên tới 2 triệu phương tiện.

Ông Thomas Wuelfing, Chủ tịch Tập đoàn Germela, công ty tư vấn chuyên về thương mại Trung Đông có trụ sở tại Hamburg nhận định: “Iran có lẽ là thị trường mới nổi lớn nhất và cuối cùng trong ngành Công nghiệp ô tô”. Chẳng thế mà, ngay từ trước khi thỏa thuận hạt nhân đạt được, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tự tin khẳng định: “Các nước phương Tây còn mong các lệnh trừng phạt được gỡ bỏ hơn cả chúng tôi”.

Đức, Pháp rục rịch tiến vào

Thị trường đầy hấp dẫn và nóng bỏng này đã thu hút các nhà đầu tư, công ty sản xuất ô tô chạy đua vào Iran. Thậm chí, nhiều công ty đã rục rịch chuẩn bị từ trước đó, chỉ chờ ngày các lệnh cấm vận được gỡ bỏ để “nhào vào”.

Đầu tiên phải kể tới Công ty Sản xuất ô tô của Pháp PSA/Peugeot - Citroen - hãng này từng rất được ưa chuộng tại Iran. Dù đang bị áp lệnh trừng phạt nhưng vẫn có khoảng 350 nghìn ô tô mới của PSA đăng ký “ngầm” tại Iran mỗi năm. Nắm ưu thế này, trong vài giờ khi thỏa thuận cuối cùng đạt được, PSA phác thảo kế hoạch sản xuất sản phẩm mới nhằm “xưng bá” và bảo vệ vị trí dẫn đầu mà họ chiếm lĩnh trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt bốn năm trước. PSA đang đàm phán với các đối tác tiềm năng về kế hoạch này trong đó có công ty sản xuất ô tô lớn nhất Iran - Iran Khodro. Đối thủ truyền kỳ của PSA tại Pháp là Renault (chiếm 5,9% thị phần ô tô tại Iran) không phản ứng ra mặt nhưng một nguồn tin nội bộ cho biết, hầu hết các tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp này ô tô đều hào hứng và sẵn sàng tiến vào Iran.

Trong khi đó, Công ty Tư vấn thương mại Germela của Đức đang rục rịch mở văn phòng mới tại Thủ đô Tehran. Tháng 9 tới, một đoàn đại biểu 30 người trong ngành Ô tô của Iran bao gồm Giám đốc điều hành của hai công ty sản xuất ô tô hàng đầu Iran Khodro và SAIPA sẽ dự một hội thảo gần Frankfurt cùng các đối tác trong ngành công nghiệp Ô tô của Đức và có chuyến thăm tới nhà máy Mercedes-Benz. Cũng đến từ Đức, Tập đoàn Volkswagen cho biết, họ đang theo dõi tình hình và cân nhắc từng bước đi. Tuy nhiên, theo một quản lý cấp trung trong tập đoàn này, Volkswagen đã “sớm thảo luận” về kế hoạch đưa dòng sản phẩm giá rẻ Skoda và Seat vào ngay khi thị trường Iran mở cửa cho nước ngoài.

Xe giá rẻ Trung Quốc - đối thủ nặng ký

Tuy nhiên, thị trường ô tô tại Iran không hẳn “dễ nhằn” cho các nhà đầu tư phương Tây. Nhà phân tích Michel Jacinto đến từ IHS Automotive cho biết, sự trở lại lần này của các nhà sản xuất ô tô châu Âu sẽ đối mặt với tảng đá lớn - các đối thủ như Chery và Lifan của Trung Quốc khi dòng xe giá rẻ của họ chiếm được cảm tình của người dân Iran khi các lệnh trừng phạt còn hiệu lực. Mới nhất, Hãng Zhejang Geely tính đến việc mở một nhà máy có công suất 20 nghìn chiếc/năm, với 100% linh kiện nhập khẩu.

Giám đốc bán hàng của Renault, ông Jerome Stoll cho biết: “Iran là thị trường chúng tôi đặt rất nhiều tham vọng nhưng chúng tôi không phải là những nhà sản xuất duy nhất có tham vọng đó. Điều chúng tôi cần lúc này là sản xuất dựa trên nhu cầu thực sự trong bối cảnh hiện tại, chứ không phải nhìn lại và sản xuất theo nhu cầu trong quá khứ”. Ngoài ra, Bộ Công thương Nga cho hay, Moscow và Tehran đang thảo luận về việc thành lập liên doanh sản xuất xe hơi và thiết bị xây dựng đường bộ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.