• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Các nhà sản xuất xe máy tài trợ cho nghiên cứu về ATGT

26/07/2017, 14:24

Nghiên cứu về tình hình tham gia giao thông của học sinh THPT tại Hà Nội được công bố khiến nhiều người giật mình.

IMG_1815

Lễ ký kết hợp tác lần thứ 3 giữa Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) về ATGT năm 2017

Sáng 26/7 tại khách sạn Pullman (Hà Nội) đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác lần thứ 3 giữa Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) về ATGT năm 2017. Tại buổi lễ, VAMM cũng công bố gói tài trợ cho dự án nghiên cứu “Vai trò của xe máy tại Việt Nam – Hiện tại và tương lai”, được thực hiện trong năm 2017 dưới sự giám sát của Ban điều hành Quỹ nghiên cứu ATGT của VAMM. Trong khuôn khổ chương trình, những kết quả của “Nghiên cứu về tình hình tham gia giao thông của học sinh trung học phổ thông (THPT) tại Hà Nội và đề xuất giải pháp cải thiện” đã được công bố. Những con số về tình hình tai nạn giao thông (TNGT) của học sinh THPT tại Hà Nội khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Nghiên cứu của PGS.TS. Chu Công Minh, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu về giao thông và các cộng sự, phối hợp cùng VAMM và Ủy ban ATGT Quốc gia đã chỉ ra rằng, học sinh THPT đang là nhóm đối tượng chiếm số lượng lớn trong số các ca tử vong vì tai nạn giao thông. Theo nghiên cứu, số liệu về tai nạn giao thông (TNGT) liên quan tới lứa tuổi học sinh cấp 3 đã cho thấy: học sinh cấp 3 có liên quan tới 90% tổng số vụ TNGT của trẻ em và tỷ lệ tử vong do TNGT của nhóm này có xu hướng gia tăng trong hai năm gần đây. Ba nguyên nhân hàng đầu góp phần gây ra TNGT trẻ em bao gồm: Đi sai phần đường, vi phạm tốc độ và thiếu quan sát. Tỷ lệ tử vong do TNGT của học sinh THPT tại Hà Nội (Việt Nam) cao hơn 1,25 lần tỷ lệ trung bình của Campuchia. Khi so sánh với Hàn Quốc và Nhật Bản, tỷ lệ này còn cao hơn, gấp lần lượt 1,84 lần và 2,73 lần so với tỷ lệ trung bình của từng nước. Thậm chí, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, tỷ lệ TNGT (vụ/học sinh) của nhóm tự đi xe đạp điện, xe máy điện và xe máy là cao nhất, khoảng 0,5 vụ/học sinh. Nghĩa là cứ 2 học sinh thì có 1 học sinh có xảy ra TNGT liên quan tới xe đạp điện và xe máy điện.

PGS.TS. Chu Cong Minh

PGS.TS. Chu Công Minh trình bày nghiên cứu

Cũng theo quan sát 1.466 học sinh tại 3 trường, tỷ lệ vi phạm quy định giao thông đường bộ chủ yếu là học sinh không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và xe máy điện, chiếm đến 51,5%; chuyển hướng không xi nhan là 31,4% và đi xe máy lớn hơn 50cc là 8,2%. Điều đó cho thấy cần phải hướng dẫn, xử lý vi phạm và quản lý chặt chẽ nhiều hơn nữa đối với nhóm học sinh đi xe máy điện, xe đạp điện để đảm bảo an toàn cho học sinh đến trường.

Từ những phân tích thực tế, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp như bổ sung quy định về độ tuổi thấp nhất được phép đi xe đạp điện, xe máy điện; học sinh muốn điều khiển xe đạp điện, xe máy điện phải có chứng chỉ sát hạch về kỹ năng điều khiển xe đạp điện, xe máy điện;…

Ngoài ra, nghiên cứu còn nêu rõ các kiến nghị đối với Ủy ban ATGT Quốc gia, UBND Thành phố Hà Nội và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam để cùng nhau chung tay vì ATGT đối với học sinh THPT, làm giảm tỷ lệ TNGT xuống mức thấp nhất.

TS Khuat Viet Hung - Pho CT NTSC

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia chia sẻ tại buổi lễ

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia chia sẻ: “Các kết quả nghiên cứu, phân tích tỷ lệ tai nạn giao thông theo nhóm phương tiện, nguyên nhân tai nạn giao thông, sở thích đi lại, kỹ năng điều khiển phương tiện của học sinh THPT, thực trạng sở hữu phương tiện của hộ gia đình cùng các kiến nghị, đề xuất giảm thiểu tai nạn giao thông ở lứa tuổi này của nhóm nghiên cứu sẽ là các căn cứ quý báu để Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, các bộ, ngành liên quan và các địa phương tổng hợp đề ra những biện pháp, chính sách hiệu quả, kịp thời ngăn chặn tai nạn giao thông ở học sinh THPT tại Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện và bền vững”.

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Yano Takeshi, Chủ tịch VAMM cho biết: “Qua những số liệu nghiên cứu đối với học sinh THPT, đối tượng được phép tham gia giao thông độc lập, nhưng lại thiếu những kỹ năng xử lý tình huống thực tế thì càng cần phải nhận được sự quan tâm từ các cơ quan chức năng, gia đình và nhà trường hơn nữa. Hiện tại, chúng tôi rất tự tin với bộ giải pháp đột phá và toàn diện mà nhóm nghiên cứu đưa ra. Chúng tôi sẽ nỗ lực không ngừng, cam kết đưa ra một lộ trình thực hiện nhanh chóng nhằm góp phần phát triển môi trường giao thông an toàn, lành mạnh cho các em học sinh nói riêng và toàn xã hội nói chung”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.