• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Các nước Đông Nam Á tiêu thụ gần 3,5 triệu ô tô mỗi năm

01/02/2023, 08:00

11 nước thành viên ASEAN chia thành hai nhóm, mức chênh lệch về sức tiêu thụ ô tô giữa hai nhóm này lên tới 37 lần.

Theo thống kê từ Công ty phân tích dữ liệu kinh doanh ngành ô tô Marklines của Nhật Bản, sản lượng tiêu thụ ô tô năm 2022 của các nước Đông Nam Á có sự chênh lệch lớn.

Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo (bên trái) phát biểu tại một nhà máy Toyota trong dịp xuất xưởng xe Fortuner mới

Dẫn đầu nhóm đứng đầu là Indonesia tiêu thụ 977,5 nghìn xe năm qua, tăng trưởng (+21,1%) so với năm trước.

Thái Lan tụt xuống thứ hai với lượng tiêu thụ 849,4 nghìn xe, mức tăng trưởng vừa phải sau 2 năm đại dịch (+11,9%).

Đứng thứ ba về tiêu dùng ô tô là Malaysia với 720 nghìn xe (+29,4%), đạt mức tăng trưởng cao nhất mọi thời đại trong năm ngoái.

Đứng thứ tư là Việt Nam với 509 nghìn xe (+24,1%), mức tăng kỷ lục trong 5 năm gần nhất, tính từ mốc hiệp định ATIGA về ô tô có hiệu lực đầu năm 2018.

Đứng thứ năm là Philippines với sản lượng tiêu dùng 352,5 nghìn xe (+31,3%), so với năm 2021 lượng tiêu thụ là 268,4 nghìn chiếc.

Nhóm thứ hai gồm các nước Singapore (tiêu thụ 30,9 nghìn xe), Campuchia (26,5 nghìn xe), Lào (18,8 nghìn xe) và Myanmar (9,5 nghìn xe) trong năm 2022.

Các nước Brunei và Timor Leste cũng là hội viên ASEAN nhưng không có thống kê hàng năm, do sản lượng tiêu thụ ô tô quá ít ỏi.

Tổng thể, sản lượng tiêu thụ ô tô trong nội địa của các thành viên ASEAN năm 2022 là khoảng 3,494 triệu xe, sản lượng này không bao gồm số xe xuất khẩu từ mỗi nước hội viên ASEAN ra nước ngoài.

Theo Marklines, nhóm dẫn đầu gồm 5 nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines có lượng tiêu thụ hơn 3,4 triệu xe.

Trong khi nhóm đứng sau gồm 6 quốc gia khác chỉ tiêu thụ khoảng 94 nghìn xe mỗi năm, mức chênh lệch tiêu dùng ô tô giữa hai nhóm quốc gia này là 37 lần.

Singapore là trường hợp đặc biệt trong nhóm còn lại, do quốc đảo này cấp hạn ngạch xe mới mỗi năm thông qua đấu giá quyền nhận biển số, nên lượng xe mới lăn bánh mỗi năm không lớn, nhưng phần lớn là xe sang, đắt đỏ.

Ngoài ra, nước này quy định niên hạn ô tô chỉ có 10 năm là phải thải bỏ hoặc xuất khẩu ra nước ngoài.

Tuy nhiên, giới phân tích vẫn tin tưởng ngành công nghiệp ô tô Đông Nam Á sẽ phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2022-2031, dựa trên các lập luận sau:

Một mặt, chi phí lao động rẻ ở các nước Đông Nam Á (so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô và linh kiện toàn cầu chuyển năng lực sản xuất sang các khu vực này.

Mặt khác, các nước ASEAN cũng cạnh tranh với nhau trong việc thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nội khối, do quy chế ATIGA cho phép miễn thuế với xe có tỷ lệ nội địa hóa trên 40%.

Bởi vậy, các hãng xe hàng đầu thế giới về sản lượng như Toyota, Honda, Hyundai, Kia, Nissan, Suzuki, Ford hoặc nhóm thương hiệu sản xuất ít hơn nhưng xe sang hơn, như Audi, Volvo, Mercedes, BMW, Subaru… đều có nhà máy hiện hữu ở Đông Nam Á.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.