• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Tọa đàm: Cách nào giảm thiểu ô nhiễm từ khí thải ô tô, xe máy?

Ngày 29/10, Báo Giao thông tổ chức toạ đàm “Kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí".

Việt Nam hiện có gần 4,5 triệu ô tô và hơn 60 triệu xe máy đang hoạt động, mật độ tập trung dày đặc tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội…

Đây được coi là một trong những tác nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, phát thải CO2 của các động cơ sử dụng nhiên liệu dầu mỏ không chỉ dẫn đến sự gia tăng hiệu ứng khí nhà kính mà còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Toạ đàm “Kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí" do Báo Giao thông phối hợp với Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường tổ chức

Trong số này, tỷ lệ lượng phát thải CO2 của các phương tiện giao thông đường bộ chiếm tới 17% lượng phát thải. Để kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra những lộ trình kiểm soát. Nhiều cơ quan chức năng, địa phương cũng đã thực hiện các nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhưng kết quả chưa được như mong muốn.

Để làm rõ thực trạng cũng như đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới, Báo Giao thông phối hợp với Trung tâm truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TNMT) tổ chức toạ đàm “Kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí”.

MC Diệu Anh cùng ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) và bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT TP. Hà Nội cùng trao đổi về vấn đề này.

Việt Nam hiện có gần 4,5 triệu ô tô và hơn 60 triệu xe máy đang hoạt động

Ô nhiễm đến mức báo động

MC: Trước tiên xin được hỏi bà Lưu Thị Thanh Chi, các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào về mức độ phát thải của các loại khí thải ô tô xe máy tại các đô thị lớn và mức độ ảnh hưởng của nó đối với môi trường và sức khoẻ người dân, đặc biệt là ở Hà Nội?

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT TP Hà Nội):

Tình trạng ô nhiễm hiện nay ở thành phố Hà Nội đã đến mức báo động. Rất nhiều kết quả nghiên cứu, đăng kiểm cho thấy rõ điều này.

Qua kết quả quan trắc do Bộ TN&MT thực hiện, trong năm, tần suất xảy ra ô nhiễm nặng ngày càng nhiều. Đặc biệt, giai đoạn giao mùa, chuyển từ mùa thu sang mùa đông, mức độ ô nhiễm thường cao hơn so với mùa hè.

Tuy tình trạng ô nhiễm không khí xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng một số nguồn chính là từ sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông, hoạt động dân sinh của người dân, từ xử lý chất thải đặc biệt là chất thải rắn….

Trong đó, do mật độ phương tiện giao thông tại TP.Hà Nội và TP.HCM tăng khá nhanh nên mức độ ô nhiễm tăng cao. Khí thải từ hoạt động giao thông bao gồm một số chất gây ô nhiễm không khí chính như Oxit nitơ (NOx); Oxit lưu huỳnh (SOx); Cacbon monoxit (CO)…

Qua nghiên cứu năm 2020 của TP.Hà Nội, trung bình hàng năm, Hà Nội có 3.000 ca nhập viện liên quan đến hô hấp do sự gia tăng của bụi mịn PM2.5.

Những số liệu mang tính chất khoa học này là minh chứng rõ nhất cho tình trạng ô nhiễm hiện nay, đặt ra vấn đề rất cấp bách, đòi hỏi phải có biện pháp cấp thiết để kiểm soát nguồn gây ô nhiễm từ giao thông.

Đổi xe cũ lấy xe mới

MC: Được biết thời gian vừa qua, Hà Nội đã đề xuất kiểm soát khí thải xe máy bằng một số giải pháp như: Tiến hành kiểm tra khí thải tại các cơ sở bảo dưỡng xe máy; Khuyến khích các chủ phương tiện có xe máy đăng ký lần đầu trước năm 2002 nếu có nhu cầu thải bỏ xe cũ và mua xe mới thì sẽ được các doanh nghiệp sản xuất xe hỗ trợ 1 phần kinh phí (tùy theo chính sách của từng hãng xe). Xin bà cho biết thêm về kết quả triển khai kế hoạch này?

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT TP. Hà Nội:

Thực hiện chỉ đạo của Trung Ương, Thủ tướng Chính Phủ, Bộ TN&MT về kiểm soát không khí trong các đô thị, UBND TP.Hà Nội đã đưa ra các kế hoạch cụ thể, những chương trình, hành động để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng.

Được sự đồng ý của UBND TP. Hà Nội tại Kế hoạch số 172 năm 2021 đã giao Sở TN&MT phối hợp với Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) đã xây dựng một chương trình để thí điểm đo kiểm khí thải xe gắn máy đang lưu thông trên địa bàn TP. Hà Nội.

Trong kế hoạch thực hiện chương trình này sẽ thí điểm đo kiểm khí thải xe máy tại một số đại lý của 5 hãng xe: Honda, Suzuki, SYM, Yamaha, Piaggio là những hãng xe có thị phần lớn nhất trên thị trường Việt Nam.

Đồng hành cùng Sở TN&MT và một số tổ chức phi Chính phủ đã lên phương án thí điểm đo kiểm xe gắn máy đang lưu thông trên địa bàn TP. Hà Nội.

Chương trình mang tính chất tuyên truyền, vận động người dân chủ động mang xe của mình đến các đại lý của 1 trong 5 hãng xe trên để thực hiện đo kiểm khí thải và nghe tư vấn về mặt chuyên môn từ các kỹ sư của các hãng xe, để làm sao việc bảo dưỡng xe trong quá trình sử dụng xe của người dân được tốt, sao cho khí thải thải ra môi trường đảm bảo quy chuẩn

Tại các điểm đo kiểm cũng có các chuyên gia cũng tư vấn cho người dân những xe gắn máy có thời hạn lưu hành trước năm 2002 mà có kết quả đo kiểm khí thải vượt quá quy chuẩn, sau khi có bảo dưỡng nhỏ nhưng vẫn không đạt quy chuẩn khí thải tại Việt Nam, sẽ tư vấn với người dân có nên đổi xe đó sang xe mới hay không và người dân sẽ quyết định có đổi xe mới hay không.

Nếu đổi, các hãng xe sẽ thu lại xe cũ, đem đi xử lý theo đúng quy chuẩn của quốc gia để không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Đồng thời cũng có những phiếu khảo sát ở những khu vực đo kiểm để người dân điền các thông tin, từ đó, có những xử lý dữ liệu, từ đó, đưa ra khuyến cáo, chính sách cho TP. HN nói riêng và khuyến cáo lên Bộ TN&MT để trong quá trình Bộ xây dựng những chính sách cho phương tiện xe mô tô, xe gắn máy về kiểm soát khí thải như nào cho phù hợp và phù hợp với hiện trạng của TP. Hà Nội nói riêng và của toàn quốc nói chung.

Đồng thời cũng sao cho phù hợp với thu nhập và chi trả của người dân trong giai đoạn hiện nay.

Nếu tình hình kiểm soát dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, chương trình sẽ được triển khai vào tháng 11 tới trên địa bàn của 8 quận, huyện.

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT TP Hà Nội:

Khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ người mua đổi xe cũ

MC: Thực tế cho thấy, ngay sau khi Hà Nội công bố kế hoạch 172 nhằm kiểm soát khí thải xe máy, trong đó đưa ra mức hỗ trợ tối đa là 4 triệu đồng cho một chiếc xe cũ không còn đảm bảo mức tiêu chuẩn tối thiểu về khí thải, một số ý kiến cho rằng, mức hỗ trợ như vậy chưa đủ hấp dẫn để người có xe máy cũ nát tham gia chương trình này. Bà có ý kiến thế nào?

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT TP Hà Nội:

Theo Quyết định 16 của Thủ tướng Chính Phủ, đối với việc thu hồi sản phẩm thải bỏ, nhà sản xuất, nhập khẩu, cung ứng sản phẩm phải có trách nhiệm xây dựng hệ thống để thu hồi, xử lý theo đúng quy chuẩn đối với sản phẩm thải bỏ của người tiêu dùng.

Qua sự kêu gọi của TP.Hà Nội, các doanh nghiệp đang ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn trong việc khuyến khích người dân tự nguyện thải bỏ phương tiện không đảm bảo khí thải.

Bình thường, khi thải bỏ phương tiện, người dân phải mang đến điểm thu gom hoặc phải mất chi phí để xử lý sản phẩm. Còn nay, việc xử lý đã được các doanh nghiệp hỗ trợ, nhờ đó, người dân không mất phí, mất công khi thải bỏ xe.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sẽ có những chính sách ưu đãi khi thu mua. Mỗi hãng xe sẽ có chính sách hỗ trợ, khuyến khích khác nhau để thu hút người dân tự nguyện thực hiện.

Tuỳ thuộc vào kết quả của chương trình thí điểm, chúng tôi sẽ có báo cáo tổng kết và làm việc với các nhà cung cấp để đưa ra đánh giá, kịp thời thay đổi chính sách trong thời gian tới, qua đó, tạo điều kiện cho người dân tự nguyện tham gia những chương trình vì môi trường ý nghĩa như vậy.

MC: Vậy theo bà, sắp tới dự án có tăng mức hỗ trợ hay không?

Toàn bộ hỗ trợ là do doanh nghiệp tự chủ động, tự nguyện, không phải từ ngân sách nhà nước.

Hơn nữa, đây mới là chương trình thí điểm để qua đây các nhà hoạch định chính sách, Bộ TN&MT có thêm góc nhìn, đưa ra các chính sách kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tiếp theo.

Căn cứ vào quy chuẩn xả thải từ xe ô tô, xe gắn máy mà Bộ TN&MT sắp ban hành để có bước đi phù hợp, sát với nhu cầu thực tế của người dân.

Nhiều xe bảo dưỡng xong giảm phát thải ô nhiễm

MC: Thực tế cho thấy để kiểm soát được khí thải từ phương tiện giao thông thì gốc của vấn đề phải nằm ở các quy định về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Ông có thể cho biết, việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải Chính phủ đã ban hành đang được thực hiện như thế nào?

Ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam):

Phát thải khí thải từ các phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trong đô thị, đặc biệt tại các điểm nút giao thông lớn tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM.

Về việc triển khai các giải pháp kiểm soát, hiện nay, đối với ô tô, việc kiểm soát về chất lượng ATKT và BVMT được thực hiện từ khi sản xuất lắp ráp, nhập khẩu và trong suốt quá trình tham gia giao thông.

Trong đó, đối với xe nhập khẩu và lắp ráp, thực hiện Quyết định 49 từ 1/1/2017 áp dụng mức phát thải khí thải Euro 4 và 1/1/2022 thống nhất áp dụng mức phát thải khí thải Euro 5 đối với xe nhập khẩu, lắp ráp mới.

Đối với ô tô đang lưu hành, Quyết định 16/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định, xe cơ giới đang lưu hành sau năm 2019 đang áp dụng mức 2 của TCVN 6438/2018.

Đối với mô tô, xe máy nhập khẩu mới đang áp dụng mức khí thải Euro 2 từ 1/7/2007 theo Quyết định 249/2005 của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng Euro 3 từ ngày 1/1/2017 theo Quyết định 49/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, còn mô tô, xe máy đang lưu thông hiện nay chưa được áp dụng kiểm soát phát thải khí thải trong lưu hành.

Thực hiện chương trình cải thiện chất lượng không khí theo Quyết định 256/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã nghiên cứu thực hiện các đề án và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 909/2010, trong đó quy định về đề án kiểm soát khí thải tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố.

Tuy nhiên, hiện nay, Luật GTĐB 2008 chưa quy định việc bắt buộc phải kiểm tra khí thải định kỳ đối với mô tô, xe máy đang lưu thông. Do đó, quyết định của Thủ tướng hiện nay chưa áp dụng được.

Hiện tại nước ta có hơn 60 triệu xe mô tô, xe máy đang lưu hành khi áp dụng việc kiểm soát phát thải khí thải sẽ tác động đến người dân rất lớn, đòi hỏi phải có quy định pháp lý chặt chẽ, thông qua Luật GTĐB.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT trong quá trình bổ sung sửa đổi Luật 2008 bổ sung nội dung kiểm tra phát thải khí thải định kỳ đối với mô tô, xe máy đang tham gia giao thông đường bộ.

Khi Luật được Quốc hội thông qua sẽ triển khai, xây dựng các lộ trình, quy định về việc kiểm soát phát thải khí thải mô tô, xe máy tham gia giao thông.

Mục tiêu của việc kiểm soát để tác động đến người dân trong quá trình sử dụng mô tô, xe máy cần lưu ý hơn đến bảo dưỡng sửa chữa xe nhằm nâng cao mức phát thải khí thải.

Qua khảo sát tại TP. HCM của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) đối với hơn 10.000 xe, phát hiện một số xe khi đo kiểm khí thải lần 1 không đạt tiêu chuẩn khí thải. Nhưng sau khi bảo dưỡng, sửa chữa xong đều đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải, không đến mức phải loại bỏ hay không đạt.

Ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam)

MC: Để thực hiện được lộ trình kiểm soát khí thải này, Cục Đăng kiểm đã áp dụng các công nghệ nào?

Ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam):

Chúng tôi xác định lộ trình kiểm soát khí thải phải được thực hiện một cách chặt chẽ, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội.

Lộ trình phải bao gồm thời gian, đối tượng, địa bàn áp dụng… để các quy định pháp luật dần dần đi vào đời sống, để người dân thích nghi, tạo ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ điều kiện về mặt kỹ thuật.

Đồng thời siết chặt mức tiêu chuẩn với các nhà sản xuất để đảm bảo quy định kiểm soát khí thải với xe mô tô, xe gắn máy có hiệu quả như cách kiểm soát khí thải từ ô tô trước đây. Các công nghệ áp dụng để kiểm soát khí thải tương đương với công nghệ tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Kiểm soát phát thải không có nghĩa là loại bỏ lập tức xe cũ

MC: Theo chúng tôi được biết, việc triển khai các giải pháp kiểm soát khí thải hiện nay gặp không ít khó khăn, trong đó có việc nếu nâng các tiêu chuẩn khí thải sớm quá sẽ khiến giá xe tăng cao hoặc tác động trực tiếp đến túi tiền người dân và được cho là chưa phù hợp. Hay như đề xuất thu hồi xe máy cũ có mức phát thải cao và mất an toàn sẽ bị coi là “đánh” vào người nghèo. Quan điểm của ông Đặng Trần Khanh về vấn đề này như thế nào?

Ông Đặng Trần Khanh, Phó phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam):

Chúng ta phải lưu ý rằng kiểm soát phát thải khí thải của xe mô tô đang lưu hành khác với xe cơ giới nhập khẩu, lắp ráp mới.

Hiện nay, xe nhập khẩu, lắp ráp mới đang tuân theo tiêu chuẩn mức 3.

Còn đối với xe lưu hành, quan trọng nhất là người sử dụng thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ đúng quy định của nhà sản xuất, về cơ bản sẽ đảm bảo mức tiêu chuẩn do các cơ quan có thẩm quyền đề ra.

Các quy định kiểm soát phát thải khí thải của mô tô, xe gắn máy hiện đang trong quá trình xây dựng lộ trình. Tuy nhiên sẽ tính đến các vấn đề về sinh kế của người dân cũng như các tác động xã hội.

Đồng thời qua việc kiểm soát khí thải sẽ nâng cao tiêu chuẩn ATKT phương tiện.

Về chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, trong quá trình nghiên cứu đề tài để Thủ tướng ban hành Quyết định 909, chúng tôi cũng có nghiên cứu đến mức chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa. Tuy nhiên, theo đánh giá của VAMM thì mức chi phí bảo dưỡng, sửa chữa không đáng kể.

Bởi thường theo quãng đường trên 5.000km hoặc sau một thời gian 6 tháng mới phải bảo dưỡng sửa chữa. Nếu bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên thì gần như không phải thay thế phụ tùng, do đó, chi phí khá thấp.

Khi ban hành quy định kiểm soát phát thải khí thải xe mô tô, gắn máy để bảo vệ môi trường có phát sinh chi phí để thực hiện kiểm định. Chúng tôi cho rằng mức chi phí đó cũng đã có tính toán, không đáng kể.

Có một số phương án triển khai như thu từ trực tiếp người dân hoặc thông qua các thuế, phí bảo vệ môi trường và trả lại cho bên kiểm tra. Đó là các cách thức mà sau này các cơ quan quản lý sẽ nghiên cứu.

Còn sinh kế của người dân tôi cho rằng không ảnh hưởng, bởi mục tiêu của việc kiểm soát phát thải khí thải là nhằm nâng cao hơn nữa mức tiêu chuẩn ATKT và nâng cao mức phát thải khí thải chứ không phải loại bỏ nên người dân vẫn có phương tiện để sử dụng.

Việc kiểm soát phát thải khí thải mô tô, xe gắn máy nhằm nâng cao tiêu chuẩn ATKT và mức phát thải khí thải cho phương tiện

MC: Quan điểm của Chi cục Bảo vệ môi trường về vấn đề này, các giải pháp được triển khai trong thời gian tới ra sao, thưa bà Lưu Thị Thanh Chi?

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT TP Hà Nội:

Chương trình thí điểm đo khí thải phương tiện tại TP.HCM trong năm 2020 đã cho kết quả rất khả quan. Chẳng hạn, ở lần đo đầu tiên, một số phương tiện không đạt chuẩn nhưng chỉ cần qua một vài khâu bảo dưỡng nhỏ, kết quả lần đo 2, cho thấy xe đã đạt chuẩn. Từ kết quả của TP.HCM, có thể thấy, trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng chưa biết cách thực hiện đúng với quy chuẩn của nhà sản xuất dẫn đến khí thải không đạt chuẩn.

Nếu chúng ta có tuyên truyền rộng và sâu hơn để người dân có thông tin và nắm vững cơ sở khoa học, quy trình sử dụng thì chúng ta sẽ đạt được bước tiến trong phương tiện giao thông, giảm khí thải gây ra cho môi trường Hà Nội.

Vì vậy, khi thực hiện chương trình thí điểm tại Hà Nội sắp tới, chúng tôi sẽ nhắm tới mục đích tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân là chính.

Chúng tôi kỳ vọng người dân có những kiến thức cơ bản, kiến thức về quy chuẩn khí thải, tác hại của khí thải với môi trường/sức khoẻ như thế nào, cách bảo dưỡng xe máy, nguồn gốc gây ra ô nhiễm môi trường ra sao…

Sau chương trình này, chúng tôi có kế hoạch làm tờ rơi, sổ tay để hướng dẫn tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân để cải thiện ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động dân sinh, giao thông…

Chúng tôi cũng sẽ mời các nhà khoa học, những người hoạt động trong lĩnh vực môi trường, lĩnh vực giao thông vận tải cùng tham gia với Sở tài nguyên môi trường để đánh giá kết quả đo kiểm từ đó đưa ra khuyến cáo tới Chính phủ, Bộ GTVT, bộ TN&MT để quản lý chất lượng không khí,….

Người dân đồng hành, chắc chắn sẽ thành công

MC: Được biết, hiện tại chúng ta đang có một hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường không khí tự động. Bà có thể cho biết hệ thống này đang được sử dụng như thế nào và cần làm gì để phát huy hết vai trò trong việc kiểm soát tình trạng ô nhiêm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường do phương tiện nói riêng?

Bà Lưu Thị Thanh Chi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN&MT TP Hà Nội:

Hệ thống quan trắc môi trường không khí tự động của TP. Hà Nội trong 3 năm gần đây được TP quan tâm và đầu tư.

Hiện tại trên địa bàn TP. Hà Nội có trên 50 trạm quan trắc lắp tại những khu vực trọng điểm, nút giao thông hay xảy ra ùn tắc giao thông, các khu công nghiệp hoặc khu vực xử lý chất thải rắn.

Kết quả quan trắc được truyền về Trung tâm xử lý dữ liệu của Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, thường xuyên cập nhật 24/24 số liệu quan trắc. Từ đó, đưa ra những cảnh báo kịp thời về chất lượng môi trường ngày hôm đó hoặc trong một năm.

Qua đó, xây dựng được bản đồ ô nhiễm tập trung ở khu vực nào tại Thành phố, vào từng thời điểm. Đồng thời biết được nguyên nhân vì sao chất lượng môi trường đi xuống để có những giải pháp xử lý.

Đối với ô nhiễm không khí do nguồn thải từ phương tiện giao thông, tới đây, chúng tôi phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện kiểm soát phát thải khí thải đối với các xe mô tô, gắn máy để từ đó đưa ra những giải pháp để làm sao xử lý được ô nhiễm do nguồn thải giao thông. Dù đây là một trong những nguồn thải rất khó khăn và nan giải.

Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng với sự đồng hành của người dân, các cấp chính quyền, đặc biệt các cơ quan truyền thông báo chí, đã đồng hành trong thời gian qua cùng TP. Hà Nội tuyên truyền chủ trương chính sách của thành phố trong việc giảm thiểu phát thải khí thải của phương tiện giao thông.

MC: Xin cảm ơn bà, cảm ơn các khách mời đã tham dự tọa đàm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.