• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Cấm xe máy, dân đi bằng phương tiện gì?

01/07/2017, 08:55

Đây là câu hỏi đặt ra tại buổi Toạ đàm về chủ trương cấm xe máy do Báo Giao thông tổ chức.

Số lượng xe máy trên địa bàn Hà Nội hiện quá lớn v

Hà Nội sẽ dừng xe máy vào năm 2030 khi phương tiện công cộng đáp ứng được 40-50% nhu cầu đi lại của người dân

 Vận tải công cộng sẽ đáp ứng 40-50% nhu cầu đi lại

Theo ông Lê Đỗ Mười, Phó viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT, Hà Nội là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên làm đề án này nên gặp khá nhiều khó khăn.

“Sau khi khảo sát và lấy ý kiến chúng tôi đã chỉnh sửa lại. Nếu ban đầu đưa ra thời điểm dừng xe máy là năm 2025 thì sau đó sửa lại đến năm 2030 mới bắt đầu triển khai. Đến thời điểm ấy, các chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) mới phù hợp với nhịp độ và đáp ứng được việc có thể dừng xe máy”.

Ông Mười cũng cho biết, Hà Nội sẽ dừng xe máy vào năm 2030 khi phương tiện công cộng đáp ứng được 40-50% nhu cầu đi lại của người dân. Từ nay đến 2030, UBND TP. Hà Nội đã xin đầu tư 10 tuyến đường sắt. Với quy hoạch như thế, tỷ lệ VTHKCC sẽ đáp ứng 40-50% nhu cầu đi lại của người dân là khả thi.

“Đến 2025, mạng lưới xe, điểm dừng nhà chờ sẽ được cải tạo triệt để, làm sao đáp ứng được trong khoảng cách người dân tiếp xúc điểm dừng nhà chờ dưới 500m. Phấn đấu đưa vận tải hành khách bằng xe bus lên 25%. Sau đó, mới là các phương tiện khác như: đường sắt, taxi, vận tải khách đảm đương các thị phần còn lại…”

Giao thông Hà Nội đang hoạt động theo kiểu làng xã. Tất cả cùng đi làm, đi học cùng trong một giờ. Môi trường tại Hà Nội cũng không đủ để chịu đựng tới năm 2030 nếu không hạn chế xe cá nhân. Tôi không nghĩ Sở GTVT Hà Nội cần phải xin ý kiến của tất cả mọi người khi thực hiện đề án này. Chuyện dừng xe cá nhân là việc chắc chắn phải làm nhưng song song với đó phải là thay đổi thói quen tham gia giao thông của người dân – doanh nhân Phạm Quang Vinh.

Trả lời câu hỏi, khi Thành phố ra quyết định dừng hoạt động của xe máy mà người dân vẫn đi thì có bị phạt không? Ông Mười cho biết, trong luật và tất cả các Nghị định không có từ "cấm" mà chỉ "dừng". “Cấm là cấm đăng ký, sở hữu. Dừng vẫn cho đăng ký và có thể cho hoạt động trong một thời điểm thích hợp, trong những khu vực nhất định. Khi chủ trương đã được HĐND, UBND Thành phố thông qua thì người dân phải thực hiện”.

Theo doanh nhân Phạm Quang Vinh: “Hiện nay hầu hết các hãng sản xuất ô tô đang chuyển sang sản xuất xe điện, dành cho 1 người, sử dụng công nghệ tự lái. Trong tương lai, thế giới cũng sẽ áp dụng khái niệm chia sẻ xe (car-sharing). Do đó, khi hạn chế phương tiện cá nhân, đặt mục tiêu đến năm 2030 thì cũng nên tính toán các yếu tố trong bức tranh chung như vậy”.

Những trường hợp lấn làn xe buýt nhanh BRT đều bị

Hà Nội sẽ xây dựng thành phố thông minh, ứng dụng được phần mềm để người dân kết nối, lựa chọn được chuyến đi tốt nhất.

 Tăng cường hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện

Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, tỷ trọng VTHKCC tại Hà Nội hiện nay rất thấp so với tốc độ phát triển của các phương tiện giao thông nói chung. Theo thống kê, giai đoạn 2011-2016, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ tăng 3,8%/năm, trong khi đó tốc độ phát triển của ô tô lên đến hơn 10%, xe máy là 6,7%. Nếu cứ phát triển với tốc độ như hiện nay đến năm 2030, lượng xe ô tô sẽ lên đến khoảng 2 triệu, lượng xe máy khoảng 7,5 triệu. Như vậy, hạ tầng giao thông và đất dành cho giao thông sẽ không đáp ứng được nhu cầu, việc hiện hữu về ùn tắc thông và ô nhiễm môi trường là không tránh khỏi.

“Kinh nghiệm các nước cho thấy, họ đều có chính sách quản lý về phương tiện giao thông cho phù hợp. Viện Chiến lược và phát triển GTVT (Bộ GTVT) trong quá trình triển khai đề án đã phối hợp với Công an Thành phố thực hiện điều tra xã hội học để lấy ý kiến nhân dân tại các quận, huyện. Với hơn 15 nghìn phiếu điều tra, đa số người dân đều ủng hộ mục tiêu hạn chế dần phương tiện giao thông cá nhân, dừng hoạt động của xe máy…”, ông Viện cho biết.

Để hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện, theo ông Viện, Nhà nước đang hỗ trợ hệ thống giao thông công cộng bằng trợ giá với vé rất rẻ. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa ý thức được lợi ích của phương tiện công cộng. Nhưng cũng phải thừa nhận, phương tiện cộng cộng còn chưa đáp ứng được về mặt thời gian và tính kết nối.

“Trong 6 nhóm giải pháp mà đề án đưa ra, có giải pháp áp dụng cuộc cách mạng 4.0, trong đó ứng dụng giao thông thông minh là giải pháp tiên quyết, có tính chất quyết định. Chúng ta phải xây dựng được thành phố thông minh, ứng dụng được phần mềm, làm sao để người dân kết nối, lựa chọn được chuyến đi tốt nhất. Trong đề án này chúng tôi đã đặt ra lộ trình ấy, nhằm mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân”, ông Viện cho biết.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.