• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

Cận cảnh những chiếc xe đạp thồ huyền thoại thời kháng chiến

30/04/2020, 08:00

Mỗi chiếc xe đạp thồ có thể vật chuyển hàng tạ hàng hóa, đạn dược vượt hàng trăm km đường núi bằng sức người.

Đội quân xe đạp thồ xuất hiện ở Điện Biên là một sự kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, không chỉ ở Việt Nam mà cả lịch sử chiến tranh thế giới

Kháng chiến chống thực dân Pháp

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp, tiếp tế được coi là vấn đề khó khăn nhất. Trong điều kiện tiền tuyến cách xa hậu phương đến 400- 500km, thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, đường sá hư hỏng, nhưng phải bảo đảm cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, thuốc men một cách nhanh chóng, liên tục, thời gian gấp rút. Đặc biệt, việc tiếp tế cần được giữ bí mật ở mức cao nhất nhằm tránh địch phát hiện và đánh phá.

Hàng vạn dân công đã được huy động để vận chuyển lương thực và đạn dược ra trận với phương tiện thô sơ. Một trong những phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất thời điểm đó là chiếc xe đạp thồ.

So với các phương tiện cơ giới khác, xe đạp thồ tải được ít hàng, tốc độc chậm hơn, nhưng có giá thành rẻ, không tốn xăng dầu, dễ sửa chữa bão dưỡng

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội và dân công Việt Nam sử dụng hơn 21.000 chiếc xe đạp thồ, được gọi với tên là “binh chủng xe đạp thồ” hoạt động trên suốt chiều dài gần 1.500km. Lực lượng xe đạp thồ được biên chế thành từng đoàn theo địa phương, mỗi đoàn có nhiều trung đội, mỗi trung đội từ 30 đến 40 xe, chia thành các nhóm khoảng 5 xe để hỗ trợ nhau khi qua đèo, vượt dốc cao. Mỗi đoàn xe thồ có một xe chuyên chở phụ tùng thay thế, sửa chữa dọc đường.

Một chiếc xe đạp thồ có sức chở trung bình từ 50 đến 100kg, tương đương sức mang vác của 5 người, tốc độ nhanh hơn và có thể vận chuyển được các vật tư cồng kềnh, chất lỏng (xăng, dầu), đi được trên nhiều loại đường, địa hình khác nhau mà ô tô không đi được. Ưu điểm của loại phương tiện này là không cần nhiên liệu, dễ sửa chữa, dễ ngụy trang, có thể đi lẻ hoặc thành đoàn trong mọi điều kiện thời tiết.

Để có thể thồ được khối lượng lớn, từ một chiếc xe đạp, dân công, bộ đội buộc thêm vào ghi-đông một đoạn tre nhỏ, dài khoảng một mét

Để có thể thồ được khối lượng lớn, từ một chiếc xe đạp, dân công, bộ đội buộc thêm vào ghi-đông một đoạn tre nhỏ, dài khoảng một mét, gọi là “tay ngai” để điều khiển xe; buộc vào trục yên xe một đoạn tre, cao hơn yên khoảng 50cm để cầm, vừa giữ thăng bằng xe, vừa đẩy xe đi; tăng độ cứng của khung xe bằng cách hàn thêm sắt, buộc thêm gỗ; dùng vải, quần áo cũ, săm cũ… để “gia cố”, tăng độ bền của săm, lốp…

Thời gian đầu, mỗi xe thồ chỉ chở được 80 đến 100kg, sau trọng tải được tăng dần lên nhờ các sáng kiến cải tiến gá, buộc. Hai chiếc xe thồ kết hợp lại có thể chở được 2 thương binh nặng (nằm) và 4 thương binh nhẹ (ngồi). Các xe đạp có đèn phát điện còn được sử dụng để tạo ánh sáng phục vụ các bác sĩ phẫu thuật trong đêm…

Một chiếc xe đạp thồ được lưu giữ trong bảo tàng tại Việt Nam

“Kỷ lục” vận chuyển bằng xe đạp thồ thuộc về chiến sĩ dân công Ma Văn Thắng (Đoàn Phú Thọ) có chuyến chở 352kg hàng.

Đội quân xe đạp thồ xuất hiện ở Điện Biên là một sự kỳ diệu chưa từng có trong lịch sử chiến tranh, không chỉ ở Việt Nam mà cả lịch sử chiến tranh thế giới.

Chiếc xe đạp thồ trong thời kỳ chống Mỹ cũng tương tự như của thời chống Pháp

Kháng chiến chống Đế quốc Mỹ

Cũng tương tự như chiếc xe đạp thồ trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một chiếc xe đạp thồ từng được dân công, thanh niên xung phong sử dụng ở đường mòn Hồ Chí Minh, hiện vật của Bảo tàng TP. HCM. Hàng nghìn chiếc xe như thế này đã xẻ dọc dãy Trường Sơn để chi viện cho chiến trường miền Nam trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.

Từ ghi đông của xe có hai cây sắt hàn nối với trục bánh trước, điều này giúp tăng khả năng điều hướng trong điều kiện tải nặng

Mặc dù hết sức thô sơ, xe đạp thồ là một phương tiện chiến tranh có vai trò rất quan trọng của quân Giải phóng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Thanh gỗ hình tam giác được ốp vào giữa hai gióng xe để tăng sức chịu tải của bộ khung

Với người Mỹ, những chiếc xe đạp nhỏ bé này là thứ "vũ khí bí mật" của đối phương mà họ không thể ngờ tới, và không có một chiến lược hữu hiệu nào để đối phó.

Nẹp tre và dây thừng được dùng để cố định các bao tải vào khung xe

Trong những năm trường kỳ kháng chiến, một khối lượng khổng lồ hàng hóa, đạn được đã vượt Đường Trường Sơn để đến với đồng bào, chiến sĩ miền Nam bằng những chiếc xe đạp mộc mạc, góp phần vào chiến thắng của công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Yên xe không còn được dùng dể ngồi, trở thành điểm tựa để cố định bao tải hàng vào yên sau

Có thể nói, “dưới đôi bàn tay của chiến sĩ vận tải, những chiếc xe đạp đã làm nên điều kỳ diệu”, như những dòng được viết trong cuốn nhật ký lịch sử của một nhân chứng từng tham gia cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.