• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Cần làm gì để ô tô điện trở thành phương tiện thông dụng tại Việt Nam?

29/03/2021, 14:30

Bên cạnh việc xây dựng hệ thống trạm sạc pin rộng khắp, các chuyên gia cho rằng cần có thêm chính sách để khuyến khích người dân dùng xe điện.

Xe điện VF e34 của VinFast

Các nước trên thế giới hiện đang tăng cường khuyến khích sử dụng xe điện, nhiều hãng xe tuyên bố điện khí hóa các dòng sản phẩm của mình, dần dần tiến tới từ bỏ ô tô sử dụng động cơ đốt trong.

Theo các chuyên gia, xe điện đang trở thành xu hướng chung của ngành ô tô thế giới trong tương lai.

Tại Việt Nam, mới đây, hãng xe Việt cũng ra mắt mẫu xe điện VinFast VF e34 với giá 690 triệu đồng. Mức phí đặt cọc chỉ 10 triệu đồng/xe.

Và chỉ sau 12 giờ ra mắt, theo VinFast đã có 3.692 khách hàng đặt cọc mua mẫu xe này. Đây cũng là số lượng đặt trước ô tô trong vòng 12 giờ lớn nhất từ trước tới nay trên thị trường Việt Nam.

Sau sự kiện này, khách hàng Việt cũng dần quan tâm đến các vấn đề liên quan đến xe điện hơn, như: pin xe điện, trạm sạc pin, lợi ích của xe điện so với xe xăng, dầu, xe điện có phù hợp với Việt Nam hay không,...

Theo Tiến sĩ Trương Mạnh Hùng, giảng viên bộ môn Cơ khí ô tô, Trường Đại học GTVT, để xe điện phát triển tại Việt Nam, trước hết cần xây dựng hệ thống hạ tầng trạm sạc pin rộng khắp cả nước để tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng. Điển hình, tại các chung cư nhà ở, các trung tâm thương mại, các trạm dừng nghỉ trên cao tốc, các đại lý, showroom ô tô ...

Hiện nay, tại các khu chung cư và trung tâm thương mại của VinFast đã và đang được lắp đặt các trạm sạc pin cho ô tô nhưng, để đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đặc biệt những người có nhu cầu di chuyển đường dài thì chưa thể.

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho biết, bên cạnh việc lắp đặt các trạm sạc pin, đối với các hãng xe có chính sách cho thuê pin như VinFast, cần luôn có sẵn pin dự trữ tại các showroom, đại lý ô tô trên toàn quốc và xây dựng quy trình đổi pin đơn giản, thuận tiện cho khách hàng.

Đối với những khách hàng muốn di chuyển xa nhưng không muốn mất thời gian sạc có thể vào các showroom của hãng để đổi pin một cách dễ dàng.

Hệ thống trạm sạc pin xe điện VinFast

Hiện nay, trên thế giới, cũng đã xuất hiện công ty phát triển và ứng dụng thành công chương trình đổi pin là Nio do thương gia công nghệ người Trung Quốc Williams Li thành lập.

Nio có khoảng 200 trạm đổi pin và đang tiếp tục xây dựng thêm hàng trăm trạm khác trong năm 2021. Nhờ việc đổi pin tiện lợi, khách hàng ngày một ưa chuộng và yên tâm sử dụng xe điện của hãng hơn.

Ngoài Nido, Ample - startup có trụ sở ở California cũng cung cấp dịch vụ cho thuê và đổi pin. Tuy nhiên, khác với Nio, gói pin của Ample thiết kế nhiều mô-đun và có thể đổi từng phần. Nếu khách hàng không cần tới gói pin dung lượng lớn vì nhu cầu di chuyển ngắn có thể chọn một phần của gói pin.

Mỗi mô-đun có kích thước của một hộp đựng giày, một ô tô hạng trung có thể sử dụng 16-20 mô-đun, một xe cỡ nhỏ chỉ cần khoảng 10 mô-đun, và một xe cỡ lớn nhiều nhất là 30 mô-đun.

Cả 2 công ty này, các trạm đổi pin đều có thể dịch chuyển linh hoạt giữa các địa điểm khác nhau.

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Minh Đồng, bên cạnh hệ thống trạm sạc và dịch vụ đổi pin, để xe điện phổ biến tại Việt Nam, Chính phủ cũng cần có thêm chính sách khuyến khích người dân mua và sử dụng ô tô điện.

"Giá bán ô tô điện hiện nay đang cao do chi phí sản xuất pin lớn, khi công nghệ pin phát triển, chi phí sản xuất pin giảm sẽ giúp giá bán xe điện giảm. Trước khi đạt được điều này, để người dân quan tâm và sử dụng xe điện nhiều, Chính phủ nên có chính sách hỗ trợ, giống như tại một số nước châu Âu hỗ trợ khách mua xe điện cao nhất lên tới 9.000 euro, tức khoảng 238,5 triệu đồng (tại Đức)", ông Đồng nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.