• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Bài 1: Carlos Ghosn - "Võ sĩ đạo" ngành công nghiệp ô tô phải bỏ trốn

13/01/2020, 08:28

Từng được coi là “võ sĩ đạo” trong ngành công nghiệp ô tô nhưng cái kết của Carlos Ghosn là nghi phạm tài chính, phải đào thoát khỏi Nhật Bản.

Carlos Ghosn năm 1980, lúc đó mới 26 tuổi làm kỹ sư tại nhà máy sản xuất lốp Michelin tại Pháp

Kinh nghiệm “thâu tóm” đối thủ, đưa Michelin trở thành số 1

Theo một bài báo xuất bản trên tạp chí Fortune, ông Carlos Jorge Ghosn sinh ngày 9/3/1954 tại Porto Velho (Brazil) trong một gia đình nhập cư từ Lebanon. Đến năm 6 tuổi, bà mẹ đưa Carlos Ghosn quay trở lại Beirut (thủ đô Lebanon) sinh sống, thời gian này Carlos Ghosn học hết bậc phổ thông trong một trường dòng.

Năm 16 tuổi, chàng trai Ghosn theo học Collège Stanislas và Lycée Saint-Louis ở Paris, các khóa học dự bị trước khi gia nhập trường kỹ nghệ Ecole Polytechnique vào năm 1974, sau đó là Học viện Ecole des Mines (Paris) và tốt nghiệp trường này với tấm bằng kỹ sư.

Năm 1978, Carlos Ghosn lúc đó 24 tuổi, được Michelin, hãng lốp xe lớn nhất nước Pháp tuyển dụng làm việc trong vai trò kỹ sư tại nhà máy sản xuất lốp xe lớn nhất của Michelin.

Năm 1981, Ghosn được bổ nhiệm làm Giám đốc nhà máy Puy-en-Velay và năm 1985 trở thành Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lốp xe công nghiệp và nông nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu phát triển của Michelin ở Ladoux (Pháp).

Cùng năm 1985, Ghosn được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành Michelin tại Brazil, với trọng trách phục hồi sản xuất kinh doanh đang trên đà sa sút ở Nam Mỹ. Dựa trên việc tái cấu trúc mạnh tay, Ghosn đóng cửa 2 nhà máy và thu hẹp lực lượng lao động, hai nguyên tắc cốt lõi mà ông sẽ áp dụng trong tất cả các kế hoạch cải tổ của mình.

Carlos Ghosn (thứ hai từ trái) trong lễ bổ nhiệm Chủ tịch kiêm CEO của hãng lốp Michelin khu vực Bắc Mỹ, năm 1989

Theo Ghosn, cách thức tổ chức công việc cứng nhắc và rào cản văn hóa là những trở ngại lớn hơn nhiều so với tình hình kinh tế của địa phương. Sau hai năm, các hoạt động của Michelin tại Brazil có lợi nhuận trở lại. Phong cách quản lý đa văn hóa của Carlos được thiết lập.

Năm 1989, Ghosn được bổ nhiệm làm Chủ tịch kiêm CEO của Michelin khu vực Bắc Mỹ. Ông đưa gia đình chuyển đến sinh sống ở Greenville, bang Nam Carolina (Hoa Kỳ), đồng thời không giấu diếm toan tính rằng chỉ 1 năm sau sẽ sáp nhập hãng lốp xe Mỹ Uniroyal Goodrich vào Tập đoàn Michelin.

Dù việc sáp nhập với Uniroyal Goodrich sẽ thêm gánh nặng đè lên các khoản nợ của tập đoàn Pháp, nhưng Carlos kiên định mục tiêu tái cấu trúc, cốt lõi là giảm mạnh lực lượng lao động. Kết quả thật đáng ngạc nhiên, năm 1991 Michelin trở thành hãng lốp xe lớn nhất thế giới sau cú sáp nhập thành công với hãng lốp Uniroyal Goodrich.

Đưa Volvo thành nhà sản xuất xe tải đứng thứ 2 toàn cầu

Năm 1996, Carlos Ghosn gia nhập Renault với tư cách là Phó Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm về các hoạt động của Renault tại khu vực Mercosur - khu vực thương mại tự do ở Nam Mỹ gồm 10 quốc gia với 365 triệu dân).

Trước đó, từ năm 1993 Renault đã lâm vào tình trạng mất thị phần trên toàn cầu, mức thâm hụt vào khoảng 6 tỷ franc Pháp, đồng thời tập đoàn này chịu thất bại trong các cuộc đàm phán sáp nhập với Volvo, một hãng xe của Thụy Điển.

Carlos Ghosn tại một nhà máy lắp ráp xe Renault tại Mỹ

Carlos Ghosn đã vạch ra một kế hoạch hà khắc để cắt giảm chi phí, tăng phạm vi bao phủ thị phần và điều chỉnh lực lượng lao động. Đầu năm 1998, nhà sản xuất ô tô Pháp đã hồ hởi công bố lợi nhuận đạt 5,4 tỷ franc.

Vào tháng 7/2000, Renault và Volvo đã cùng nhau ngồi lại, ký một thỏa thuận để tạo ra Volvo Global Trucks, trở thành nhà sản xuất xe tải thứ hai thế giới, sau GM.

Về sự ra đời liên minh Renault - Nissan, không thể bỏ qua vai trò quan trọng của Ghosn vào thời điểm tháng 10/1999. Khi đó, Nissan Motors đang trên bờ vực phá sản, với khoản nợ ròng 2,1 nghìn tỷ Yên (hơn 20 tỷ USD).

Tháng 6/2000, sau khi nhậm chức Chủ tịch Nissan Nhật Bản, Carlos Ghosn đã cùng dàn lãnh đạo Nissan tới thăm Lebanon

Với việc ban lãnh đạo Renault quyết định mua lại 36,8% cổ phần của Nissan, liên minh Renault - Nissan trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ 3 trên thế giới vào năm 1999.

Renault cũng chỉ định Carlos Ghosn đảm nhiệm chức Chủ tịch của Nissan và đây chính là một trong những quyết định làm thay đổi lịch sử của hãng xe Nhật.

Được bổ nhiệm làm Chủ tịch năm 2000 và kiêm chức Giám đốc điều hành Nissan Nhật Bản năm 2001, ông trở thành công dân nước ngoài thứ tư đứng đầu một nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, một điều khá hiếm hoi trong lịch sử công nghiệp ô tô nước này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.