• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

CEO Việt mang “dòng máu” Ford

30/10/2015, 08:41

Ông Phạm Văn Dũng - CEO người Việt đầu tiên của liên doanh trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

ford1
Focus hiện đang được lắp ráp tại nhà máy Ford Hải Dương.

Trên cương vị Tổng giám đốc (CEO) Ford Việt Nam cùng trọng trách đưa liên doanh xe Mỹ phát triển và chuẩn bị cho thời điểm hội nhập, ông Phạm Văn Dũng không chỉ đối mặt với nhiều thách thức mà còn được kỳ vọng sẽ mang đến những lợi ích khác so với các CEO nước ngoài cho người tiêu dùng Việt.

Báo Giao thông đã có cuộc trò chuyện với vị CEO người Việt đầu tiên của liên doanh trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Từ nhân viên phòng tài chính đến CEO

Theo ông, đâu là lý do Ford lựa chọn ông vào vị trí Tổng giám đốc?

Trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, cũng không hiếm những CEO người Việt. Có khá nhiều doanh nghiệp ô tô nước ngoài cũng đã lựa chọn người Việt vào vị trí quản lý cao nhất. Hiện đó đang là một xu hướng trong định hướng phát triển của các công ty đa quốc gia và Ford cũng đang vận dụng cách làm như vậy.

Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đều mong muốn thay CEO và các lãnh đạo chủ chốt bằng người bản địa. Bởi vì họ hiểu phong tục tập quán, thói quen hành vi của người tiêu dùng sâu sắc và tốt hơn so với người nước ngoài.

Năng lực chuyên môn hẳn không phải là một yếu tố quyết định, thưa ông?

CEO của bất kỳ công ty nào đều phải đáp ứng được rất nhiều yếu tố theo quy định riêng của doanh nghiệp đó. Nhân sự bản địa có lợi thế như tôi đã nói, nhưng nếu không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu thì chắc chắn sẽ không được lựa chọn.

ford_
Ông Phạm Văn Dũng

Tôi tham gia Ford Việt Nam từ năm 1998 với vị trí nhân viên phòng tài chính. Thời điểm bắt đầu công việc cũng là lúc Ford có những sản phẩm đầu tiên đưa ra thị trường Việt. Trong quá trình làm việc, việc tương tác với nhiều bộ phận trong công ty như sản xuất, tiếp thị (marketing) và bán hàng,... trở thành cơ hội giúp tôi tích lũy kiến thức, kỹ năng làm việc và tìm hiểu sâu các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Ford nói chung và Ford Việt Nam nói riêng. Năm 2004, Ford cử tôi sang Úc đào tạo và đến năm 2009 tôi trở lại Ford Việt Nam để đảm nhận vị trí Giám đốc tài chính cho đến khi được bổ nhiệm lên Tổng giám đốc.

Chuyển từ bộ phận chuyên môn sang vị trí quản lý chung, ông sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì?

Tôi không nhớ tên công ty trước khi làm việc ở Ford Việt Nam. Công việc hiện tại của tôi gắn liền với liên doanh xe Mỹ trong một thời gian rất dài. Bởi vậy, văn hóa và cách thức hoạt động của công ty đã trở thành một phần “máu thịt” trong con người tôi.

Tuy nhiên, tôi vẫn cần một khoảng thời gian chuẩn bị trước khi thực hiện các kế hoạch trong tương lai. Ổn định bộ phận sản xuất và thúc đẩy bán hàng không bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng, nhưng kết quả bạn sẽ nhìn thấy trong tương lai.

Tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam

Trở thành người Việt đầu tiên điều hành một liên doanh ô tô ngay tại quê hương mình, ông có dự định gì?

Tiếp nối thành công của Ford Việt Nam trong những năm qua, tôi vẫn phải tuân thủ chiến lược “One Ford” (một Ford) đang áp dụng trên toàn hệ thống Ford toàn cầu. Chiến lược “một Ford” gồm một đội ngũ, một kế hoạch và một mục tiêu đã và đang phát huy tốt hiệu quả ở Việt Nam. Bằng chứng là Ford Việt Nam đã giành được vị trí tốt trên thị trường và trở thành 1 trong 3 thương hiệu phát triển nhanh nhất trong mấy năm qua. Trong 3 năm trở lại đây, Ford Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 70% hàng năm.

Ở cương vị mới, tôi dự định sẽ đưa các sản phẩm tốt nhất và đẩy mạnh chất lượng dịch vụ lên mức cao nhất nhằm mang đến lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng trong nước. Thông qua chính sách sản phẩm và phát triển mạng lưới, Ford Việt Nam trong thời gian tới, mong muốn mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất cả về sản phẩm lẫn dịch vụ ở đẳng cấp quốc tế.

Đối với hoạt động trong công ty, tôi tiếp tục và ưu tiên phát triển đội ngũ nhân viên, nhằm bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân sự có chất lượng cao, góp phần đưa Ford Việt Nam đi lên trong thời gian tới.

Việc xây dựng những dòng xe chất lượng nhưng có giá thành thấp cho người tiêu dùng Việt đang được Ford Việt Nam triển khai ra sao, thưa ông?

Đây là một trong những mục tiêu ưu tiên ngay khi tôi được bổ nhiệm vào vị trí CEO. Chắc chắn trong thời gian tới, Ford Việt Nam sẽ có những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước cũng như nâng cao cơ hội sở hữu xe đối với những khách hàng trên quê hương mình.

Ông có thể chia sẻ về kế hoạch trong nhiệm vụ dẫn dắt Ford Việt Nam chuẩn bị cho thời điểm hội nhập AFTA vào năm 2018, khi thuế nhập khẩu ô tô giữa các nước trong khối ASEAN về mức 0%?

Không phải cho đến khi tôi được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc thì Ford Việt Nam mới có kế hoạch cho thời điểm hội nhập. Quá trình chuẩn bị của Ford Việt Nam đã diễn ra từ nhiều năm trước và tôi sẽ là người tiếp nối triển khai kế hoạch đó.

Trở thành Tổng giám đốc Ford Việt Nam từ ngày 1/8, ông Phạm Văn Dũng là người Việt đầu tiên lãnh đạo một liên doanh ô tô trong lịch sử 20 năm ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Ông Dũng nhận bằng Cử nhân và bằng Thạc sỹ Kinh tế tại trường Đại học Thương mại Việt Nam và bằng Thạc sỹ Tài chính tại trường Đại học Công nghệ Swinburne, Úc.

Trên thực tế, ngoại trừ dòng bán tải Ford Ranger, các dòng sản phẩm khác của Ford Việt Nam đều sản xuất và lắp ráp tại nhà máy ở Hải Dương. Điều đó khẳng định Ford không thay đổi chiến lược phát triển tại Việt Nam như dự định từ những ngày đầu tham gia thị trường. Ford sẽ tiếp tục đầu tư vào các dòng sản phẩm lắp ráp tại Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về khả năng cạnh tranh của Ford lắp ráp tại Việt Nam với xe sản xuất của các nước trong khu vực?

Ford Việt Nam đã có kế hoạch và chiến lược phát triển chi tiết trước và sau năm 2018. Nếu các dòng xe tại Việt Nam không thể cạnh tranh với đối thủ trong nước nói riêng và xe nhập khẩu từ khu vực nói chung, thì chắc chắn chúng tôi không thể tồn tại, điều mà Ford sẽ không bao giờ để xảy ra. 

Theo ông, đâu là đối thủ lớn nhất của Ford Việt Nam trong giai đoạn hiện tại?

Các doanh nghiệp sản xuất và phân phối ô tô ở Việt Nam đều có những thế mạnh và khó khăn riêng. Toyota Việt Nam có truyền thống và họ đang là doanh nghiệp có sản lượng tiêu thụ xe tốt nhất hiện nay. Thaco Trường Hải vươn lên mạnh mẽ trong những năm trở lại đây, tạo nên thế cạnh tranh khốc liệt trong nhóm đầu của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Ford Việt Nam đã mở rộng được hơn 10% thị phần ở trong nước, chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để gia tăng con số trên lên cao hơn nữa. Tất cả các thương hiệu xe ở Việt Nam đều là đối thủ lớn của Ford trên thương trường, nhưng trong thời gian tới Ford Việt Nam sẽ tiếp tục củng cố vị trí của mình trước mọi đối thủ.

Ông có tự đặt một slogan (khẩu hiệu) riêng sau khi trở thành người dẫn dắt liên doanh xe Mỹ tại Việt Nam?

Tôi tâm huyết và luôn hành động theo khẩu hiệu “Go Further” của Ford toàn cầu. Đó là động lực giúp tôi cố gắng làm tốt hơn nữa để mang lại hiệu quả đóng góp cho quê hương đất nước.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.