• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Chia sẻ hạ tầng sạc pin xe điện: Không tính sẽ muộn

09/11/2018, 08:54

Nếu không quy hoạch và chuẩn bị các nền tảng cho xe điện ngay từ đầu thì khi triển khai rộng ra toàn quốc chi phí sẽ rất lớn.

Công ty VinFast thuộc Tập đoàn Vingroup vừa ra mắt hai mẫu xe máy điện dành riêng cho thị trường Việt Nam

Sự kiện VinFast ra mắt 2 mẫu xe máy điện và trước đó công bố lộ trình sản xuất ô tô điện được coi là một bước ngoặt mới của xu thế sử dụng xe không khói tại Việt Nam. Những động thái mới nhất này cũng đặt ra vấn đề làm sao để có một hạ tầng cho xe điện thay thế các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiện nay.

Xe điện sẽ thay thế xe chạy nhiên liệu truyền thống

"Tại các quốc gia phát triển, thiết kế kết cấu hạ tầng của họ đã được tính toán tương đối hợp lý nên việc có thêm kết nối để cho xe điện sạc điện không phải là vấn đề khó. Thông thường, chính quyền địa phương hoàn toàn có thể xây dựng các bãi đỗ xe công cộng, có những đầu chờ để sạc điện nhưng về cơ bản đều do doanh nghiệp thực hiện bởi họ cung ứng các dịch vụ về bãi đỗ xe, bán xăng dầu, bán điện…”, TS. Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia”

 Theo nghiên cứu của Đại học Công nghệ GTVT, hiện cả nước đang có 54 triệu xe máy và chiếm tới 95% phương tiện tham gia giao thông, thải ra khoảng 94% khí thải HC, 87% khí CO và 57% NOx. Nếu việc chuyển đổi các phương tiện này thành hiện thực sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu lượng khí thải của xe hai bánh. Vì thế, tại Hội thảo Quốc gia khởi động dự án nghiên cứu “Xu hướng di chuyển bằng xe điện tại Việt Nam” diễn ra chiều qua (8/11), ông Vũ Ngọc Khiêm, Phó hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ GTVT cho rằng: “Vấn đề cấp thiết của đô thị lớn hiện nay là làm sao giảm được xe sử dụng động cơ đốt trong, chuyển đổi sang động cơ điện”.

Thực tế, việc chuyển đổi từ xe máy dùng nhiên liệu hóa thạch sang xe điện đang là xu thế chung của thế giới. Đón bắt xu thế này, chỉ sau 1 năm khởi công xây dựng, Công ty VinFast thuộc Tập đoàn Vingroup đã giới thiệu ra thị trường mẫu xe máy điện thông minh Klara sử dụng pin và ắc-quy acid chì. Trước đó, VinFast cũng đưa ra lộ trình sẽ sản xuất ô tô điện cỡ nhỏ từ năm 2019 và coi đây là quyết định đầu tư mạnh mẽ nhằm tạo sự đột phá trên bản đồ ô tô Việt Nam.

Trước VinFast, tại Việt Nam cũng đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền lắp ráp, sản xuất xe máy điện, xe đạp điện và đưa ra thị trường nhiều mẫu xe. Thậm chí, một số doanh nghiệp FDI cũng đang tính toán tham gia vào sản xuất xe máy điện thông minh tại Việt Nam.

Cần chia sẻ hạ tầng giữa các loại xe điện khác nhau

Phát biểu tại hội thảo chiều qua, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng: “Chúng ta cần phải quan tâm làm sao có hệ sinh thái cho phương tiện chạy bằng điện, từ phương tiện như xe tải, xe 2 bánh đến ô tô…”.

Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, xe động cơ đốt trong đang ngày càng thể hiện bất cập. Với những cam kết của Chính phủ với diễn đàn quốc tế và việc chuyển đổi phương tiện sử dụng động cơ đốt trong với phương tiện động cơ điện là điều cốt yếu của thời đại. Do phát thải từ xe máy rất cao nên nếu giảm được phát thải xe máy bằng cách sử dụng xe điện sẽ giảm được lượng khí thải lớn", Ông Vũ Ngọc Khiêm, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ GTVT

 

Trả lời PV Báo Giao thông cụ thể hơn về vấn đề này, TS. Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, thực ra chúng ta đã có những chủ trương chung về vấn đề này. Hiện, Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia cùng Chương trình môi trường của Liên hợp quốc đang bắt đầu một nghiên cứu toàn diện và bài bản, trong đó giao Đại học Công nghệ GTVT và Chương trình môi trường Liên hợp quốc trực tiếp triển khai, xem xét, đánh giá. Như các điểm sạc pin trong trung tâm bây giờ muốn sạc pin rất khó nên cần có những phương án tính toán cụ thể để chuyển đổi một cách hiệu quả.

“Khi chuyển đổi, chúng ta phải hoàn thiện, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện, thậm chí là quy chuẩn đối với phần kết cấu hạ tầng để phục vụ cho xe điện vì người dùng không chỉ sạc điện ở nhà mà còn có thể ở các trạm sạc giữa đường. Vì vậy, phải có những nền tảng, giống như những đầu chờ sẵn có tại các bãi đỗ xe. Những hạ tầng như trên không chỉ cần chuẩn bị để đáp ứng cho xe máy điện mà còn cả ô tô điện. Nếu không quy hoạch ngay từ đầu thì khi triển khai rộng ra toàn quốc chi phí sẽ rất lớn”.

Để đầu tư hạ tầng đồng bộ và hiệu quả cho xe điện, theo ông Minh, cơ quan quản lý cần có một khuôn khổ chung để đảm bảo sự tương thích giữa các hệ thống của các nhà đầu tư khác nhau đồng thời đảm bảo sự chia sẻ giữa các phương tiện của các hãng khác nhau bởi hạ tầng suy cho cùng là để phục vụ người dân. Khi đã có một khung pháp lý chung có thể kêu gọi các nhà đầu tư khác nhau nhưng vẫn đảm bảo các quy chuẩn, khả năng kết nối để có thể dùng chung những dịch vụ như vậy.

Theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Tiểu ban chính sách Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), đến hiện tại, VAMA chưa có nghiên cứu chung nào về xe điện. Tuy nhiên, một số hãng thành viên có thể đã có nghiên cứu và đánh giá tính khả thi, thậm chí đã có đề xuất bằng văn bản. “Điều kiện đầu tiên cần có để phát triển xe điện là công nghệ (pin, mô-tơ, điều khiển điện tử…) và nhu cầu thị trường tăng trưởng cho các dòng xe này. Bên cạnh đó cần nhiều thời gian để thay đổi thói quen của người dùng và công nghệ có thể phát triển tương ứng để đáp ứng được các nhu cầu sử dụng thuận tiện, an toàn. Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải có sự dịch chuyển và thay đổi của hạ tầng (trạm sạc, đường sá…). Để thúc đẩy quá trình đó, Nhà nước đều có chính sách khuyến khích để phát triển xe và hạ tầng”, ông Hiếu chia sẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.