• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Cho mượn xe bị mang đi cầm, đòi lại cách nào?

13/09/2016, 06:32

Chủ tiệm thừa nhận với ông Học là đã nhận cầm đồ chiếc xe này từ một người tên Nguyễn Văn Phương.

chiếc xe ở hiệu cầm đồ
Chiếc ô tô mà ông Học chụp tại bãi xe của hiệu cầm đồ

Vì tin tưởng người em rể, ông Học đã đồng ý cho “sếp” của người này mượn ô tô. Sau gần một năm, người mượn đã không những không trả xe mà còn “bặt vô âm tín”.

Tin nhầm kẻ lừa đảo

Báo Giao thông vừa nhận được đơn của ông Nguyễn Thái Học (SN 1960, trú phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), phản ánh về việc ông có chiếc xe ô tô bốn chỗ BKS 29A- 687.97. Ngày 3/11/2015, ông cho bà Cao Thị Hằng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và thương mại Á - Âu, thường trú tại chung cư Hyundai, phường Hà Cầu, quận Hà Đông mượn chiếc xe ô tô trên. Ông Học tin tưởng vì bà Hằng là Chủ tịch HĐQT công ty mà em rể ông Học đang làm việc. Trong quá trình mượn xe, bà Hằng có giấy viết tay và hẹn đến ngày 3/12/2015 sẽ trả lại xe. Đến hạn nhưng không thấy bà Hằng trả xe, ông Học đã nhiều lần liên lạc nhưng không được. Công ty của bà Hằng hiện cũng đã giải thể.

Biết mình đã bị lừa, ông Học nhờ anh em bạn bè chạy đi nhiều nơi để tìm xe. Ngày 22/1/2016, ông Học tìm thấy xe của mình tại một tiệm cầm đồ trên đường Láng (quận Đống Đa). Tại đây, ông Học đã làm việc với chủ tiệm cầm đồ và chụp ảnh lại chiếc xe của mình trong một bãi xe gần đó. Chủ tiệm thừa nhận với ông Học là đã nhận cầm đồ chiếc xe này từ một người tên Nguyễn Văn Phương (nhân viên của bà Hằng) với số tiền 180 triệu đồng. Ông Học đã liên lạc với Phương và yêu cầu lấy chiếc xe ra trả lại cho ông và Phương đã đồng ý. Tin tưởng Phương, ông Học đi về và hẹn ngày hôm sau quay lại lấy xe.

Thế nhưng, hôm sau khi quay lại thì Phương không thừa nhận hành vi mang xe đến “cắm”, chủ tiệm cầm đồ cũng chối bay việc nhận cầm chiếc xe trên. Tại bãi gửi xe, ông Học cũng không tìm thấy chiếc xe tại vị trí hôm trước. Sau đó, ông Học đã làm đơn tố cáo hành vi của bà Hằng cùng những người liên quan đến Cơ quan CSĐT, Công an quận Hà Đông.

Gần 1 năm chờ đợi trong vô vọng

Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của ông Học, cơ quan CSĐT Công an quận Hà Đông đã mời ông lên trụ sở để lấy lời khai và tiến hành điều tra, xác minh. Ông Học cho biết, từ ngày Công an quận Hà Đông tiếp nhận vụ việc trên đến nay đã 8 tháng nhưng không hiểu sao vẫn chưa có câu trả lời chính thức. Nhiều lần ông sốt ruột tìm đến cơ quan công an để hỏi thì chỉ nhận được câu trả lời là “đang điều tra, xác minh”.

Trao đổi với PV, lãnh đạo Đội Điều tra tổng hợp, Công an quận Hà Đông cho biết, sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, công an quận đã tiến hành xác minh chiếc xe ô tô trên đúng là của ông Học. “Tuy nhiên, việc điều tra đang gặp nhiều khó khăn, do chưa tìm được tang vật là chiếc xe. Hơn nữa, bà Hằng hiện tại không có mặt tại những địa chỉ trước đây sinh sống nên chưa thể triệu tập để lấy lời khai. Chúng tôi đã thông báo cho các đơn vị liên quan, xin hỗ trợ để tìm đối tượng Hằng, đề phòng trường hợp đối tượng này ra nước ngoài”, vị này cho hay.

Trao đổi với Báo Giao thông, luật sư Vi Văn Diện, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, với vụ việc trên, hành vi của bà Hằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Bà Hằng có thể bị khởi tố hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 139 BLHS hoặc tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 BLHS.

Bên cạnh đó, việc cầm cố tài sản chỉ được thực hiện khi một bên giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia. Trong trường hợp này nếu bên giao tài sản không là chủ sở hữu tài sản thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật. Vì vậy, cần phải xem xét trách nhiệm của chủ tiệm cầm đồ theo Điều 326 BLDS. Luật sư Diện cho rằng, sự việc đơn giản nêu trên mà để kéo dài gần một năm không giải quyết, thì trách nhiệm đầu tiên thuộc thủ trưởng cơ quan tiếp nhận đơn thư tố giác tội phạm của ông Học. Trong trường hợp này, ông Học có thể khiếu nại hành vi chậm trễ giải quyết đến Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp về việc chậm giải quyết đơn thư tố giác.

Liên quan đến đối tượng Cao Thị Hằng, Báo Giao thông còn nhận được đơn thư của ông Nguyễn Trung Thông, trú tại phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội.

Trong đơn, ông Thông nêu rõ trong quá trình làm ăn, bà Hằng nhận mình là cán bộ của Bộ NN&PTNT và có nhiều mối quan hệ để giúp công ty của ông Thông xin dự án. Cả tin những gì bà Hằng tạo dựng, ông Thông đã đưa cho bà Hằng hơn 3 tỷ đồng. Thế nhưng, sau khi nhận tiền, bà Hằng đã “lặn mất tăm” cùng số tiền.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.