• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bảo hiểm xe

Chủ xe tố Bảo hiểm Bảo Minh từ chối bồi thường nửa tỷ đồng sai luật

19/07/2021, 09:30

Công an không ghi nhận tài xế uống rượu bia trước khi gây tai nạn nhưng bảo hiểm căn cứ xét nghiệm tại bệnh viện để từ chối bồi thường.

Báo Giao thông nhận được đơn phản ánh của Công ty TNHH Vận tải Khánh Nhung liên quan đến thông báo từ chối bồi thường xe BKS 63C-061.92, xảy ra tai nạn vào ngày 17/8/2019 tại địa phận Đồng Nai của Công ty Bảo hiểm Bảo Minh (sau đây viết là Bảo Minh).

Xe tải BKS 63C-061.92 hư hỏng sau vụ tai nạn

Theo phản ánh, ngày 17/8/2019, lái xe Huỳnh Văn Tư (trú tại Phù Mỹ, Bình Định) điều khiển xe ô tô biển số 63C-061.92 lưu thông trên QL1. Khi đến địa phận huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) đã đâm vào đuôi xe ô tô BKS 37C-197.97 do tài xế Võ Văn Thành (trú tại huyện Đô Lương, Nghệ An) điều khiển, đang đậu đỗ cùng chiều phía trước, trong làn đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ bên phải.

Hậu quả, hai xe ô tô bị hư hỏng, tài xế Huỳnh Văn Tư và phụ xe Nguyễn Tài Dũng (của xe 63C-061.92) bị thương, phải vào viện cấp cứu.

Bảo Minh ngó lơ biên bản công an để từ chối bồi thường

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, tại Bệnh viện Đa khoa Long Khánh (Đồng Nai), công an đã thu thập thông tin từ giấy xét nghiệm về nồng độ cồn trong máu của tài xế Huỳnh Văn Tư sau khi xét nghiệm tại bệnh viện và có kết quả 1,2mg/dl máu.

Tuy nhiên sau đó trong quá trình điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông trên, khi làm việc với cơ quan công an, tài xế Huỳnh Văn Tư khẳng định trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích. Trong máu có nồng độ cồn có thể do nguyên nhân khác trong quá trình sinh hoạt tác động đến cơ thể.

Từ các dữ liệu thu thập tại bệnh viện và thực tế điều tra, Công an huyện Xuân Lộc kết luận: “…chưa đủ cơ sở xác định tài xế Huỳnh Văn Tư đã sử dụng rượu bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Do đó, công an Huyện Xuân Lộc không đưa nội dung về nồng độ cồn vào biên bản giải quyết”.

Sau đó, trong biên bản giải quyết tai nạn giao thông của công an huyện Xuân Lộc vào ngày 5/9/2019 đã kết luận, nguyên nhân vụ tai nạn do “anh Huỳnh Văn Tư, điều khiển xe ô tô tải biển số 63C-061.92 không chú ý quan sát”.

Dù vậy, tại thông báo số 01040/2020-BM/XCG, Bảo Minh đã từ chối bồi thường cho Công ty Khánh Nhung với lý do vi phạm điều khoản loại trừ: “lái xe điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở vượt quá quy định của pháp luật hiện hành hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm”.

Đáng chú ý, Bảo Minh chỉ dựa vào phiếu kết quả xét nghiệm nồng độ cồn của lái xe Huỳnh Văn Tư ngày 17/8/2019 của Bệnh viện Đa khoa Long Khánh để từ chối bồi thường chứ không dựa vào kết luận tại Biên bản giải quyết tai nạn giao thông cũng như kết luận nguyên nhân tai nạn của Công an huyện Xuân Lộc.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng VP Luật sư Tinh thông Luật (Đoàn Luật sư Hà Nội), về nguyên tắc đơn vị bảo hiểm phải căn cứ vào hồ sơ, biên bản của Công an huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) để làm cơ sở giải quyết bảo hiểm. Mà trong vụ việc này cơ quan công an đã xác định nguyên nhân là do anh Huỳnh Văn Tư không chú ý quan sát gây ra.

Bên cạnh đó, ông Tư có chứng cứ thử máu nhiều lần cho thấy trong máu có nồng độ cồn tự nhiên phù hợp cơ sở khoa học. Trường hợp này, đơn vị bảo hiểm cần kiểm tra lại để giải quyết theo hướng có lợi cho khách hàng, phù hợp với nguyên tắc luật dân sự chứ không thể dựa vào quy định khung cứng nhắc của đơn vị bảo hiểm cứ có nồng độ cồn thì từ chối bảo hiểm.

Về việc Bảo Minh từ chối bồi thường Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc trong vụ việc này, theo luật sư Diệp Năng Bình: “Tại Điều 13 Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP ngày 20/12/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho thấy các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường cũng không hề nói đến nồng độ cồn.

Mãi đến Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có hiệu lực ngày 01/03/2021 mới quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với bên thứ 3 do có nồng độ cồn. Trong khi vụ tai nạn xảy ra vào trước đó (năm 2019) nên việc áp dụng điểu khoản vi phạm nồng độ cồn để từ chối bồi thường là sai quy định”, luật sư Diệp Năng Bình cho biết.

Dù tài xế không uống rượu, bia trước khi tham gia giao thông song trong máu vẫn có nồng độ cồn ở dưới trị số bình thường

Không uống rượu bia nhưng có cồn trong máu có được từ chối bảo hiểm?

Sau khi khẳng định tài xế Huỳnh Văn Tư không uống rượu bia khi lái xe gây tai nạn nhưng vẫn bị Bảo hiểm Bảo Minh từ chối bồi thường, để chứng minh việc không sử dụng rượu bia nhưng trong máu vẫn có nồng độ cồn, Công ty Khánh Nhung đã đưa tài xế này đi xét nghiệm lại trong trạng thái bình thường vào ngày 28/5/2020. Kết quả nồng độ cồn trong máu là 2,4 mg/dl, cao gấp đôi so với thời điểm xét nghiệm sau khi xảy ra tai nạn.

Sau đó Công ty TNHH Vận tải Khánh Nhung đã yêu cầu thành lập hội đồng y khoa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu tài xế Huỳnh Văn Tư. Tuy nhiên, yêu cầu này không được Bảo Minh đáp ứng.

Trong văn bản giải thích về nồng độ cồn trong máu của tài xế Huỳnh Văn Tư, ngày 20/8/2020, Sở Y tế Đồng Nai đã có văn bản số 4855/SYT-NV, kết luận: “Kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của ông Huỳnh Văn Tư nhỏ hơn trị số bình thường có nghĩa là vào thời điểm xét nghiệm, ông Huỳnh Văn Tư là người bình thường, không có triệu chứng lâm sàng nào do tác dụng của rượu bia gây ra”.

Trao đổi với Báo Giao thông, một số chuyên gia y tế đầu ngành cũng cho biết, đã có nhiều trường hợp không uống rượu bia nhưng vẫn đo được nồng độ cồn trong máu và nằm trong khoảng trị số bình thường. Điều này cũng trùng khớp với ý kiến tại văn bản của Sở Y tế Đồng Nai khi đối chiếu với Quyết định 320/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

Theo TS Phạm Quang Vinh, Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu Bệnh viện Bạch Mai, trong xét nghiệm nồng độ cồn trong máu vẫn xảy ra một số trường hợp dù không sử dụng rượu bia vẫn cho kết quả trên “0”. Chẳng hạn như, người xét nghiệm sử dụng các loại thực phẩm, nước uống lên men như vải, nhãn, …

Ngoài ra, trong cơ thể người cũng có một số bộ phận chứa cồn hoặc quá trình chuyển hoá trong cơ thể tạo ra cồn với hàm lượng rất thấp mà với dụng cụ kiểm tra của cơ quan công an sẽ không phát hiện ra được mà phải kiểm tra bằng phương pháp xét nghiệm y học thật kỹ. Tuy nhiên, chỉ số đo được cũng vẫn nằm trong ngưỡng trị số bình thường.

TS. BS Trần Ngọc Quế, Phó Giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia, Giám đốc Ngân hàng Tế bào gốc, Phụ trách Văn phòng Trung tâm Máu Quốc gia (Viện Huyết học – Truyền máu TW) cũng cho biết, có một loại cồn gọi là cồn sinh hoá tự sinh ra trong cơ thể người do sử dụng một số loại thực phẩm lên men hoặc do một số bộ phận trong cơ thể người tiết ra chất cồn, nhưng vẫn nằm trong trị số bình thường.

Như vậy thực tế cho thấy, có những trường hợp không uống rượu bia nhưng khi xét nghiệm máu vẫn có nồng độ cồn. Và có thể coi đây là trường hợp vô tình vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Theo chuyên gia bảo hiểm Nguyễn Khắc Xuân (Giám đốc Công ty Tư vấn bảo hiểm InFair), theo mục a khoản 3 Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do vô ý. Vì thế, việc Bảo Minh bỏ qua quy định này để từ chối bồi thường cho khách hàng là cứng nhắc, sai luật”.

Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này...

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.