• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Chưa cấm được xe máy, quản thế nào?

05/06/2021, 09:30

Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ xe máy nhiều nhất thế giới và được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Thị trường xe máy tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng trong 10 năm tới

Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ xe máy nhiều nhất thế giới và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là phương tiện được xem là kém an toàn hơn so với ô tô và gây ùn tắc giao thông nên đã có các chính sách hướng đến việc quản lý, hạn chế nhưng chưa mang lại hiệu quả.

Kỳ 1: Tốc độ tăng xe máy cao hơn đà tăng dân số

Thị trường xe máy tại Việt Nam đã qua giai đoạn phát triển nóng và có nhiều nhận định về thời điểm bão hòa. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy, xe máy sẽ vẫn tiếp tục là phương tiện chủ đạo trong 10 năm tới.

Dự báo đến năm 2030 sẽ có gần 88 triệu xe

Báo cáo cuối kỳ về Chiến lược phát triển ATGT xe máy đến năm 2025, tầm nhìn 2030 của Bộ GTVT đưa ra dự báo, nếu không có các quy định về hạn chế và kiểm soát việc gia tăng phương tiện cá nhân tại Hà Nội và TP HCM trong thời gian tới thì số lượng xe máy sẽ tiếp tục tăng mạnh, từ mức hơn 62,5 triệu xe hiện nay lên mức gần 88 triệu xe đến năm 2030, chiếm tỷ lệ 85,51 xe/100 người dân (tính theo số lượng xe đăng ký).

Theo dõi tốc độ gia tăng xe máy trong khoảng 30 năm qua, TS. Nguyễn Hữu Đức, Giám đốc Dự án nghiên cứu nói trên phân tích, xe máy luôn có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với đà tăng dân số nhưng lại thấp hơn tốc độ phát triển kinh tế (khoảng 6-7%).

So với các phương tiện khác, xe máy có nhiều ưu điểm như: Linh hoạt trong di chuyển; có thể dừng đỗ, tìm nơi để xe dễ dàng; chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng thấp; chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ bằng 1/2 ô tô, thấp hơn nhiều lần so với xe buýt, BRT, LRT, Metro.

Xe máy cũng phù hợp với điều kiện đường sá, vóc dáng và tập quán sinh hoạt của người dân Việt Nam. Từ những lợi thế này, xe máy đã là phương tiện giao thông phổ biến. Vì thế công nghiệp xe máy Việt Nam đều đặn cung cấp ra thị trường mỗi năm từ 2 -3 triệu xe máy các loại và Việt Nam nằm trong nhóm các nước sản xuất xe máy nhiều nhất thế giới, đứng đầu các nước ASEAN về tỷ lệ xe máy trên tổng số phương tiện cơ giới đường bộ và số xe máy trên 100 dân.

Còn theo chuyên gia kinh tế, Ths. Đinh Tuấn Minh, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN), xe máy tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng là do trong một thời gian dài, người dân đã quen sử dụng xe máy và điều đó trở thành thói quen, rất khó để điều chỉnh.

Cùng với đó, giá ô tô cao cũng khiến người dân khó sở hữu, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được việc di chuyển phần lớn bằng ô tô hay các phương tiện vận tải hành khách công cộng. Do đó, xe máy vẫn là lựa chọn tối ưu để di chuyển của người dân.

“Thời gian vừa qua, nhiều chính sách, quy định hạn chế xe máy được ban hành như: Quy định mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe máy; Tạm dừng đăng ký xe máy ở 4 quận nội thành, sau đó tiến tới dừng đăng ký xe máy trên toàn TP Hà Nội; Tăng lệ phí đăng ký, trước bạ, phí trông giữ phương tiện, … nhưng đều không đem lại hiệu quả, thậm chí, phát sinh những tiêu cực. Vì thế nếu muốn quản lý loại phương tiện này cần có những cách tiếp cận mới”, ông Minh nói.

Sẽ có thêm 20 triệu xe máy trong 10 năm tới

Từ những nghiên cứu và phân tích về tốc độ phát triển xe máy tại Việt Nam trong bản Báo cáo cuối kỳ nêu trên, TS. Nguyễn Hữu Đức đưa ra dự báo, từ nay đến năm 2030 tốc độ gia tăng xe máy sẽ tiếp tục duy trì ở mức từ 3 - 4%. Số lượng xe máy theo đăng ký tại Việt Nam đến hết năm 2021 theo dự báo đạt 66.710.083 xe và đến năm 2030 sẽ đạt 87.823.346 xe (tăng 31,6%).

Chuyên gia kinh tế - Ths. Đinh Tuấn Minh phân tích, dân số Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh hàng năm, do đó, phương tiện cá nhân cũng sẽ tiếp tục tăng.

Nhiều nhận định thị trường ô tô bùng nổ thì xe máy sẽ giảm đi nhưng không phải như vậy. Thực tế, nhiều gia đình vẫn sử dụng song song cả ô tô và xe máy.
Ông Trịnh Mai Lâm, Trưởng phòng Marketing, Công ty Yamaha Motor Việt Nam.


Trong khi, người dân Việt Nam đa phần thuộc nhóm thu nhập trung bình thấp trên thế giới nên ngay cả tại các địa phương có cơ sở hạ tầng giao thông thông thoáng hơn cũng khó để người dân dễ dàng sở hữu ô tô. Vì thế xe máy vẫn sẽ là lựa chọn tối ưu.

Mặt khác, các phương tiện công cộng tại các vùng nông thôn Việt Nam chưa phổ biến. Nhiều tuyến xe buýt người dân phải chờ 30 phút đến 1 tiếng mới có chuyến kế tiếp. Họ cho rằng thay vì chờ đợi xe buýt, di chuyển bằng xe máy sẽ nhanh và tiết kiệm thời gian hơn.

“Thị trường xe máy Việt Nam sẽ bão hoà khi thu nhập bình quân đầu người của người dân tại Việt Nam đạt từ 5.000 - 6.000USD. Đi cùng với đó, cơ quan quản lý phải có nhiều chính sách giúp làm giảm giá ô tô và cơ sở hạ tầng phù hợp cho ô tô và các phương tiện vận tải hành khách công cộng phát triển”, ông Minh nhận định về thời điểm bão hòa xe máy và bước vào thời kỳ bùng nổ ô tô.

Ở khía cạnh các nhà sản xuất, ông Trịnh Mai Lâm, Trưởng phòng Marketing Công ty Yamaha Motor Việt Nam cho biết: “Với tình hình như hiện nay, dự báo thị trường xe máy vẫn tiếp tục tăng trưởng, tuy nhiên trong 3 năm tới đây, có thể sự tăng trưởng sẽ không rõ ràng. Yamaha Motor Việt Nam vẫn rất kỳ vọng vào sự tăng trưởng của thị trường xe máy tại Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu để mang những dòng xe mới về Việt Nam”.

Còn theo ông Lê Văn Vệ, Trưởng khối Đối ngoại Công ty Honda Việt Nam, thị trường xe máy hiện nay không còn tăng trưởng mạnh như thời gian trước nhưng trong vòng 5 năm tới vẫn ổn định với mức tiêu thụ trung bình khoảng 3 triệu xe/năm, sau đó có thể sẽ đi vào giai đoạn bão hoà, còn khoảng hơn 2 triệu xe/năm.

Ông Đỗ Hữu Đức, nguyên Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng nhận định thị trường xe máy chưa thể bão hòa: “Đài Loan có hệ thống giao thông công cộng rất phát triển nhưng cũng lại là nơi có số lượng xe máy tính theo đầu người cao nhất thế giới. So với Đài Loan, tỷ lệ xe máy trên dân số của Việt Nam hiện vẫn thấp hơn nên có thể thấy, khi nào hệ thống giao thông công cộng chưa phát triển đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thì xe máy chưa thể bão hòa”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.