• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Có được vượt phải trên đường cao tốc?

07/03/2017, 09:41

Về nguyên tắc khi tham gia giao thông trong hầu hết các tình huống, lái xe không được phép vượt phải.

Từ nay đến cuối năm, đoạn Hà Nội - Bắc Ninh sẽ hoà
Về nguyên tắc khi tham gia giao thông trong hầu hết các tình huống, lái xe không được phép vượt phải

Khi lưu thông trên đường cao tốc, không ít lần gặp phải tình huống phía trước có một chiếc xe chạy với tốc độ “rùa bò” ở làn trong cùng bên trái, sát dải phân cách cứng, dù xe sau xin vượt nhưng xe trước cứ mặc kệ, ì ra. Trong trường hợp này không ít người sẽ tìm cách vượt phải.

Tuy nhiên, trao đổi với Xe Giao thông, ông Nguyễn Quốc Tùng, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc (Tổng cục Đường bộ VN), về nguyên tắc khi tham gia giao thông trong hầu hết các tình huống, lái xe không được phép vượt phải. Đối với đường cao tốc, thường làn đường bên phải bao giờ cũng có tốc độ thấp hơn làn đường bên trái. Vì vậy, nếu vượt phải thì xe của bạn buộc phải vượt quá tốc độ cho phép thì mới vượt lên được.

“Có thực tế là tình trạng xe đi làn trái trong cùng đi với tốc độ chậm nhưng khi có xe sau xin vượt trái lại không cho vượt, nhất là xe tải. Đây là một vấn đề thuộc phạm trù văn hoá giao thông mà các tài xế cần thay đổi khi đi trên đường cao tốc”, ông Tùng nói.

Theo kinh nghiệm, nếu có một chiếc xe đi làn bên trái, trong cùng đi chậm, bạn cần bảo đảm xe phía sau đang cách bạn một khoảng an toàn, quan sát vạch kẻ đường để bảo đảm đoạn đường đó được phép chuyển làn, bật xi-nhan phải, thận trọng cho xe chuyển sang làn bên phải, tắt xi nhan và tăng tốc độ sao cho bảo đảm không vượt quá tốc độ quy định.

Việc tắt xi-nhan có hàm ý là bạn không vượt xe phía trước mà chỉ chuyển làn mà thôi. Sau khi chạy một đoạn đủ xa với hàm ý đã chuyển hoàn toàn sang làn bên phải, bạn lại thực hiện chuyển làn ngược lại sang bên trái theo đúng quy tắc an toàn đã nêu. Việc chuyển làn với mục đích vượt xe theo cách trên sẽ rất hữu ích nếu chẳng may bạn bị CSGT dừng xe với lỗi vượt phải.

Tại Khoản 4, Điều 14, Luật Giao thông đường bộ quy định khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; Khi xe điện đang chạy giữa đường; Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

Ngoài ra, với phương tiện là ôtô, theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển ôtô có thể vượt phải trong trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái.

Như vậy, ô tô vượt về bên phải khi không nằm trong bất cứ các trường hợp kể trên thì có nghĩa là đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và bị xử phạt theo quy định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.