• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Có nên giảm tốc độ đường bộ?

14/01/2017, 09:49

Khi đường sá ngày càng tốt lên thì gần đây, một số địa phương lại có đề xuất điều chỉnh giảm tốc độ.

image
toc-do-xe-may(1)__33446_zoom
Sau khi cho phép tăng tốc độ thêm 10 km/h, một số địa phương cho rằng đây là nguyên nhân khiến TNGT gia tăng - Ảnh minh họa

Địa phương đề xuất giảm tốc độ vì TNGT tăng

Sau gần 1 năm thực hiện Thông tư 91 cho phép tăng tốc độ thêm 10 km/h, một số địa phương cho rằng đây là nguyên nhân khiến tai nạn giao thông (TNGT) gia tăng. Tiền Giang, một trong 9 tỉnh có số người chết vì TNGT tăng trên 10% trong năm 2016 là một trong những địa phương nhận thấy nâng tốc độ là nguyên nhân gia tăng TNGT. Ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND - Trưởng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo Sở GTVT, Ban ATGT tỉnh tham mưu để UBND tỉnh đề xuất Bộ GTVT giảm tốc độ lưu thông trên QL1, đoạn qua tỉnh Tiền Giang từ 90km/h xuống 70km/h để giảm TNGT.

Tại Đà Nẵng, tuyến đường Cách mạng Tháng 8 (quận Cẩm Lệ) vài năm trở lại đây trở thành điểm nóng về ATGT khi liên tục xảy ra TNGT gây chết người liên quan xe tải ben, xe container... Vì vậy, tháng 3/2016, sau 3 vụ TNGT liên tiếp xảy ra liên quan đến xe ben làm nhiều người chết, Đà Nẵng cắm biển hạn chế tốc độ tối đa đối với loại xe này là 40km/h.

Còn tại Hà Tĩnh, Trung tá Bùi Đức Thuận, Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh cho biết, Thông tư số 91 được thực thi từ 1/3/2016 đã phần nào tăng năng lực lưu thông hàng hóa trên các tuyến đường, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đã được nâng cấp nhưng chưa đồng bộ. Vì thế, nếu tăng tốc độ đồng loạt trên các tuyến đường là chưa thực sự phù hợp. “Quan điểm của Phòng CSGT Hà Tĩnh là nên xem xét lại quy định về tốc độ các tuyến đường trong Thông tư 91. Có thể, giới hạn theo cấp đường, đặc điểm từng tuyến. Mục tiêu, làm sao vừa đảm bảo người dân đi lại an toàn, vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH”, Trung tá Thuận cho hay.

Nguyên nhân tốc độ chỉ chiếm chưa tới 10%

Trái ngược với các ý kiến của một số địa phương cho rằng, TNGT tăng do tốc độ, báo cáo tổng kết công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trên 71,6% các vụ TNGT xảy ra do ý thức của người tham gia giao thông. Trong đó, hành vi đi không đúng phần đường, làn đường, chiếm tới 25,32%; chuyển hướng không đảm bảo an toàn, chiếm 8,91%; sử dụng rượu, bia, chiếm 3,5%; chạy quá tốc độ quy định chiếm 9,35%.

Trao đổi về vấn đề này, nhiều người chia sẻ quan điểm rất rõ ràng về việc nâng tốc độ không phải là nguyên nhân dẫn đến gia tăng TNGT. Theo anh Nguyễn Văn Hòa, lái xe container chạy tuyến Hà Nội - Lào Cai bày tỏ: “Phải xác định rõ nguyên nhân của TNGT từ đâu, chứ đổ cho tốc độ là không đúng. Thường tôi thấy TNGT xảy ra do ý thức người đi đường kém, qua đường bất chấp đèn tín hiệu, chạy ngược chiều, lấn làn”. Cũng theo anh Hòa, tăng tốc độ tối đa là hợp lý để tăng lưu thông, tiết kiệm thời gian, chi phí vận tải.

Ông Trần Ngọc Sơn, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Lào Cai cho biết, không nên đề xuất giảm tốc độ mà còn phải tăng tốc độ hơn nữa. Đơn cử trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai, so với trước, phương tiện hiện đại hơn, chất lượng đường được cải thiện và ý thức người tham gia giao thông cũng được nâng cao hơn thì tốc độ cho phép cũng nên điều chỉnh tăng. 

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng cho rằng, việc đầu tư hạ tầng giao thông hiện đại là để tạo điều kiện cho các loại phương tiện tăng tốc độ, rút ngắn thời gian đi lại. Kéo giảm tốc độ là đi ngược với xu hướng phát triển của đất nước. “Nguyên nhân gây TNGT không chỉ do tốc độ, mà do nhiều yếu tố khác. Không thể lấy lý do TNGT tăng để rồi kéo giảm tốc độ xe lưu thông trên đường”, ông Tiến nêu quan điểm.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.