• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Có nên mua ô tô dịp cận Tết Nguyên Đán?

24/01/2019, 15:00

Nhu cầu mua ô tô dịp Tết tăng cao nên giá xe cũng đội lên so với giá niêm yết, thậm chí không có xe để mua. Vậy có nên sắm xe dịp này?

Mua xe quá cận Tết mang đến nhiều rủi ro và khó chịu cho khách hàng - Ảnh minh hoạ

Dịp cận Tết được xem như mùa bán hàng nhộn nhịp nhất trong năm của thị trường ô tô. Nắm bắt điều này, các hãng xe đều tung ra những mẫu mã sản phẩm mới nhằm tạo sức hút và thêm nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để được nhận xe trước Tết nhiều khác hàng phải chi thêm kha khá tiền chênh lệch hoặc mua phụ kiện mới có thể nhận xe.

Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các mẫu xe và các phân khúc tại thị trường ô tô hiện nay. Đặc biệt ở phân khúc có tính cạnh tranh nhất hiện nay là SUV/CUV, số tiền chênh lệch để nhận xe đã lên tới cả trăm triệu đồng. Đây là chính sách bán hàng của các đại lý chứ không phải giá bán mà các hãng xe đưa ra.

Thực tế hiện nay những mẫu xe ăn khách như: Honda CR-V, Hyundai SantaFe, Ford Everest hay Toyota Fortuner đều được các đại lý đang bán giá chênh so với giá niêm yết của hãng. Anh Minh Hoàng (Lạc Trung, Hà Nội) cho biết: “Tôi đã đặt cọc chiếc Hyundai SantaFe bản máy dầu từ cuối năm 2018 khi biết phiên bản mới sẽ được giới thiệu trước Tết. Tuy nhiên, khi Hyundai ra mắt xe và công bố giá bán dù có đặt cọc trước tới 30 triệu đồng thì vẫn phải chi thêm tiền chênh lệch mới có thể nhận xe. Nhân viên bán hàng có nói đây là tình trạng chung ở thời điểm cận Tết này. Giờ tôi rất phân vân không biết phải làm gì vì nhu cầu sử dụng xe trong dịp này của gia đình là rất cao”.

Theo khảo sát của phóng viên, không chỉ SantaFe mới mà cả những mẫu xe ăn khách khác của Hyundai Thành Công như Grand i10, Kona hay Accent đều đang rất khan hàng, khách phải mua giá cao hơn giá niêm yết mới có thể nhận xe. Trao đổi về vấn đề này ông Lê Ngọc Đức, Tổng giám đốc Hyundai Thành Công (HTC) cho biết: “Bất kỳ sản phẩm nào ra mắt chúng tôi đều công bố giá bán khuyến nghị. Chúng tôi luôn đề nghị các đại lý kinh doanh trong phạm vi giá khuyến nghị. Tuy nhiên trong kinh doanh, chúng ta phải tuân thủ theo quy luật của thị trường. Giá khuyến nghị chỉ mang tính định hướng, việc giao dịch là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. HTC đã yêu cầu đại lý lấy giá khuyến nghị làm cơ sở để đàm phán giao dịch. Có thời điểm cung nhiều hơn cầu, đại lý phải chấp nhận bán lỗ, nhưng khi nhu cầu tiêu dùng cao hơn lượng cung, một số đại lý có thể bán với giá cao hơn kiến nghị một chút. Nhưng lợi ích của đại lý phải được cân nhắc với sự trung thành khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng cần được cân nhắc”.

Nhu cầu mua xe tăng cao chính là nguyên nhân dẫn đến việc giá xe tăng dịp cận Tết Nguyên Đán

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá việc tăng giá hay bán xe chênh lệch trong những tháng cuối năm một phần do tâm lý của khách hàng. Khi nhu cầu tăng cao và lượng cung cấp không đủ đáp ứng sẽ khiến các đại lý ép khách hàng mua thêm phụ kiện hoặc tiền chênh lệch để tối ưu hoá lợi nhuận. Việc này có thể giảm thiểu đáng kể nếu thị trường có nguồn cung xe đủ đáp ứng nhu cầu.

Theo anh Tuấn Anh (Thanh Xuân, Hà Nội), một người có kinh nghiệm nhiều năm buôn bán ô tô đánh giá: “Không chỉ xe mới mà ngay cả ô tô cũ cũng sẽ có hiện tượng tăng giá khá cao khi cận Tết, điều này là rất dễ hiểu. Nhu cầu mua xe tăng cao, tâm lý cần xe đi Tết sẽ khiến những người có nhu cầu đẩy nhanh quá trình mua xe và sẵn sàng chi thêm tiền để có thể nhận xe sớm là những yếu tố giúp người bán xe có thể ép khách hàng”. Để tránh được điều thiệt thòi đáng tiếc này những người có nhu cầu mua sắm ô tô nên mua xe sớm hơn đôi chút khoảng 2 tháng trước Tết. Đây là thời điểm chuyển giao và trầm lắng nên giá xe thường tốt, các chính sách hỗ trợ được nhiều và lợi cho người mua.

Cũng theo anh Tuấn Anh, nếu những người có nhu cầu mua xe mà chủ động về tài chính thì dễ nhưng đối với những người cần cân đối tài chính có thể tìm đến ngân hàng như một giải pháp tốt. Việc phải chi tiền chênh lệch bên ngoài tới cả trăm triệu như trên có thể bằng tiền lãi ngân hàng trong 4 - 5 năm vay mua xe.

Một kinh nghiệm khác cũng được nhiều người chia sẻ là nên thuê xe tự lái để đi chơi Tết sau đó ra Tết giá xe giảm xuống rồi mới sắm xe. Kinh phí thuê xe trong 8 - 10 ngày Tết sẽ vào khoảng 10 - 20 triệu đồng thấp hơn nhiều so với mức chênh lệch để có xe đi trước Tết. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế vì sử dụng 1 chiếc xe mới và xe của mình vẫn mang đến cho chủ xe những cảm giá khác lạ so với việc đi xe thuê.

Khi thị trường chưa có dấu hiệu tích cực, lời khuyên đúng đắn nhất cho những người có nhu cầu sở hữu xe là không nên mua xe quá cận Tết. Nên chọn thời điểm thích hợp nhất và chuẩn bị trước kinh phí cũng như giấy tờ cần thiết để có thể “dứt điểm” thật nhanh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.