• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Có nên rửa khoang máy xe ô tô?

Tốt nhất chủ xe nên tiến hành vệ sinh khoang máy ô tô khoảng 1 lần/năm, nếu như xe chỉ dùng để đi làm hàng ngày.

Vệ sinh khoang máy ô tô là cần thiết

Hỏi:

Khi tôi đi rửa xe, nhiều tiệm mời chào rửa động cơ với giá 300 nghìn đồng/lần cùng lời khẳng định làm cho động cơ sạch như mới và cam kết “không ảnh hưởng gì” đến hệ thống điện của xe. Xin hỏi, có nên sử dụng dịch vụ này hay không?

Hoàng Anh Tú (Quận Long Biên, Hà Nội)

Trả lời:

Vệ sinh khoang máy ô tô là cần thiết, nhưng không cần thường xuyên như vệ sinh nội thất hay rửa thân vỏ xe. Tốt nhất chủ xe nên tiến hành vệ sinh khoang máy ô tô khoảng 1 lần/năm, nếu như xe chỉ dùng để đi làm hàng ngày. Việc rửa khoang máy giúp động cơ thoát nhiệt tốt hơn, đồng thời làm sạch các vị trí có dấu vết để lại của chuột bọ, côn trùng.

Tuy nhiên, cần lưu ý mấy điểm sau trước khi rửa khoang động cơ:

Không rửa xe khi vừa vận hành một hành trình dài hoặc chạy cao tốc trở về, khi máy chưa nguội hẳn. Việc phun nước vào động cơ đang nóng gây hại cho động cơ và các đường ống dẫn bao quanh.

Kiểm tra xem thợ rửa có dùng các vật dụng phù hợp, che đậy bao bọc bảng mạch điện - cầu chì, bình ắc quy, cổ hút gió... hay không, phòng trừ các bộ phận này sẽ bị dính rác bẩn hay dung dịch chùi rửa và nước lọt vào, gây đoản mạch.

Đồng thời, kiểm tra xem thợ rửa có dùng vòi nước áp suất cao để phun vào khoang động cơ hay không? Việc phun nước áp suất quá mạnh có thể làm bung các dây điện, tuột giắc cắm các thiết bị điện như chân cắm đèn trong khoang máy.

Sau khi vệ sinh khoang máy ô tô sạch sẽ, khô ráo, chủ xe nên yêu cầu thợ rửa xe xịt thêm lớp chống dính/dưỡng bóng khoang máy. Lớp dung dịch này có tác dụng như “lớp áo” bảo vệ, giúp các chi tiết tránh khỏi sự ăn mòn của bụi bẩn và các tác nhân môi trường bên ngoài.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.