• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Cổ phiếu ngành ô tô ra sao trong 2 tuần chứng khoán lao dốc?

23/04/2022, 10:00

Cổ phiếu HAX mất đi 19% thị giá, cổ đông của nhà phân phối xe sang Haxaco thiệt hại nặng nhất trong 2 tuần "rực lửa" của chứng khoán Việt Nam.

Trong 2 tuần từ 12 - 22/4/2022, thị trường chứng khoán Việt Nam bốc hơi trên 100 điểm, VnIndex từ 1.482 điểm phiên mở cửa sáng 12/4 cho đến thời điểm đóng cửa phiên 22/4, chỉ số đại diện sàn chứng khoán Việt Nam chỉ còn 1.379 điểm, mức sụt giảm 7% giá trị vốn hóa toàn thị trường.

Nguyên nhân khiến thị trường lao dốc được cho là do một số cá nhân thao túng thị trường chứng khoán bị công an khởi tố bắt giam, khiến nhiều cổ phiếu lao dốc, nhất là các mã chứng khoán thuộc nhóm đầu cơ và bất động sản.

Đại lý Mercedes thuộc Haxaco tại Hà Nội. Ảnh minh họa

Ngành ô tô có 5 công ty niêm yết, chủ yếu làm phân phối là Công ty cổ phần dịch vụ ô tô Hàng Xanh - Haxaco (mã HAX), Công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn - SAVICO (mã SVC), Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM (mã VEA), Công ty CP ô tô TMT (mã TMT), Công ty CP Kỹ thuật và ô tô Trường Long (mã HTL).

Xét về quy mô vốn hóa, VEAM có mức vốn hóa lớn nhất trên 63.000 tỷ đồng, tiếp đến là SAVICO giá trị vốn hóa trên 3.300 tỷ đồng, thứ ba là Haxaco - đơn vị chuyên phân phối xe Mercedes có giá trị vốn hóa khoảng 1.337 tỷ đồng, 2 đơn vị còn lại là các nhà lắp ráp và phân phối xe tải, xe chuyên dùng có quy mô vốn hóa nhỏ, gồm Công ty TMT và Công ty Trường Long (mã HTL), giá trị vốn hóa lần lượt chỉ 790 tỷ đồng và 264 tỷ đồng.

Trong 2 tuần vừa qua, khi toàn thị trường mất 7% giá trị vốn hóa thì các cổ phiếu ngành ô tô diễn biến nghịch đảo, cổ phiếu nhà phân phối xe sang mất giá nhiều nhất (19%) trong khi cổ phiếu công ty bán xe vệ sinh môi trường bị rơi giá ít nhất, chỉ 1%.

Cụ thể, mã HAX của Haxaco mất 19% thị giá trong 2 tuần (từ 32.200 đồng/CP phiên 12/4 xuống còn 27.000 đồng/CP phiên 22/4).

Trong khi đó, cổ phiếu HTL của công ty ô tô Trường Long, đơn vị chuyên bán các dòng xe vệ sinh môi trường chỉ mất đi khoảng 1% thị giá (từ 22.200 đồng/CP phiên mở cửa sáng 12/4 xuống còn 22.000 đồng/CP phiên đóng cửa ngày 22/4).

Trong cùng khoảng thời gian, các mã còn lại như VEA bị mất 6,5%, TMT mất 8,2%, SVC mất 3,8% thị giá chỉ trong 2 tuần “khốc liệt” nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam hơn 2 năm qua.

So với các lĩnh vực khác, ngành phân phối ô tô vẫn có nhiều lợi thế do thị trường bán lẻ ô tô đang tăng trưởng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời chính sách giảm 50% phí trước bạ của Chính phủ vẫn còn hiệu lực hơn 2 tháng nữa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.