• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Đâu là vị trí ngồi an toàn nhất trên xe ô tô dành cho trẻ em?

20/08/2019, 19:30

Chọn chỗ ngồi cho bé trên ô tô là điều quan trọng mà các bậc phụ huynh nên quan tâm để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Trẻ dưới 6 tháng phải ngồi ở ghế sau

Trẻ dưới 6 tháng cần được ngồi trong ghế nôi nhìn về phía sau đã được chứng nhận an toàn. Ghế này được giữ cố định bởi dây an toàn và đai buộc bên trên và liên kết với hệ thống đai an toàn sáu điểm ở ghế sau.

Trẻ từ 6 tháng đến 4 năm vẫn phải ngồi ở ghế sau

Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng nhưng nhỏ hơn 4 tuổi, thì trẻ cần được giữ trong một bộ đai an toàn phù hợp và có thể điều chỉnh cũng như cài lại được trên một trong hai loại ghế:

Trẻ em ở độ tuổi này phát triển với tỷ lệ khác nhau. Thậm chí nếu bé lên 6 tháng thì có thể bé vẫn chưa sẵn sàng để ngồi trên xe với ghế nôi hướng mặt về phía trước. Lời khuyên là hãy cứ để trẻ ngồi trong ghế nôi nhìn về phía sau đến khi trẻ quá lớn và không thể ngồi trong đó nữa.

Trẻ từ 4 tuổi đến 7 tuổi

Nếu có trẻ trong khoảng từ 4 đến 7 tuổi trên xe thì cần phải để trẻ:

Ngồi trong ghế trẻ em nhìn về phía trước có đai gắn liền, có thể điều chỉnh độ rộng cho phù hợp và cài lại được.

Ngồi trong ghế nâng có thể điều chỉnh vị trí hợp lý và được giữ bằng đai an toàn đạt chuẩn quàng qua bụng và qua vai có thể điều chỉnh và thắt chặt; hoặc bằng bộ đai an toàn dành cho trẻ em có thể điều chỉnh và thắt chặt.

Thậm chí nếu trẻ đã 4 tuổi thì có thể trẻ vẫn chưa sẵn sàng để ngồi trên xe với ghế nâng. Hãy chọn loại ghế phù hợp nhất với dáng người của bé.

Nếu trẻ từ 4 đến 7 tuổi thì trẻ không được ngồi ở ghế trước của những mẫu xe có từ hai hàng ghế trở lên.

Trẻ từ 7 đến 16 tuổi

Trẻ lớn hơn 7 nên sử dụng một trong hai loại ghế:

Ghế nâng

Ghế có dây an toàn người lớn

Trẻ 7 tuổi hoặc hơn 7 tuổi giờ đã có thể ngồi lên ghế trước

Tuy nhiên một số bài nghiên cứu vẫn cho rằng trẻ dưới 12 tuổi vẫn nên ngồi ở ghế sau khi di chuyển bằng xe ô tô vì ngồi ghế sau an toàn hơn rất nhiều so với ghế trước.

Một số nước như Australia không coi 7 tuổi là độ tuổi mà trẻ có thể bỏ ghế nâng và chỉ sử dụng dây an toàn. Bởi vì trẻ có chiều cao, cân nặng và dáng người rất khác nhau nên những nước này khuyến khích trẻ ngồi trên ghế nâng cho đến khi đạt chiều cao 145cm vì đai an toàn quàng qua hông và vai của người lớn được thiết kế cho những người có chiều cao tối thiểu là 145cm.

Nghiên cứu cũng cho thấy đai an toàn người lớn chỉ vừa vặn khi người sử dụng đạt được chiều cao này. Đó là khi đai an toàn có thể ôm lấy phần xương chắc khỏe nhất trên cơ thể.

Nếu như trẻ chưa đủ 145 cm thì khi thắt dây an toàn thì trẻ hoàn toàn có thể bị trượt khỏi ghế. Phần ôm lấy hông của dây an toàn lúc này sẽ nằm trên dạ dày của trẻ, điều này sẽ gây ra những vết thương nghiêm trọng khi xảy ra tai nạn. Hầu hết trẻ sẽ không đạt được chiều cao 145cm cho đến khi trẻ lên 10 hoặc 12 tuổi.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.