• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Đề xuất xử phạt lái xe qua tài khoản ngân hàng

17/01/2017, 12:13

Cụ thể, đề xuất này buộc các chủ ô tô mở tài khoản ngân hàng, phục vụ việc xử phạt vi phạm giao thông.

image
7-0730
Đề xuất này buộc các chủ ô tô mở tài khoản ngân hàng, phục vụ việc xử phạt vi phạm giao thông, tránh tình trạng tiêu cực - Ảnh minh họa

Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2016 mới đây của Phòng CSGT Hà Nội, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, đã đề xuất có quy định buộc các chủ ô tô mở tài khoản (TK) ngân hàng nhằm phục vụ cho việc xử phạt vi phạm giao thông.

Về lý do, Đại tá Hải cho biết: “Thời gian qua, Hà Nội áp dụng hình thức phạt nguội qua hệ thống camera và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc này vẫn còn gặp khó khăn do nhiều xe chưa sang tên chính chủ”.

Từ tồn tại trên, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đề nghị Cục CSGT (C67) tham mưu cho bộ trưởng Bộ Công an, kiến nghị Chính phủ quy định khi đăng ký ô tô phải có TK ngân hàng. Theo ông, việc mở TK sẽ tạo thuận lợi cho quá trình xử lý vi phạm giao thông. Qua đó người bán xe sẽ bắt buộc người mua xe phải sang tên cũng như sang TK, vì nếu không làm sẽ bị trừ vào TK của mình.

Biện pháp “đánh vào kinh tế” này được Đại tá Hải tin tưởng ý thức của lái xe chắc chắn cao hơn rất nhiều. Việc này đã áp dụng rất nhiều ở các nước, với người sở hữu ô tô thì có 10 - 20 triệu đồng trong TK không phải là quá khó khăn. Đề xuất này của Đại tá Hải nhận được khá nhiều sự ủng hộ từ phía người dân. Tuy nhiên, cần phải được thực hiện một cách minh bạch, rõ ràng, đầy đủ cơ sở chứng minh để người bị trừ tiền trong TK tâm phục khẩu phục và phải có lộ trình thích hợp.

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ vẫn tồn tại những ý kiến cho rằng chưa cần thiết phải mở TK. Đối với các lỗi vi phạm bị phạt nguội, cơ quan chức năng gửi thông báo đến chủ phương tiện và yêu cầu đến nộp phạt. Nếu chủ xe không chấp hành, lỗi vi phạm có thể lưu lại cho cơ quan đăng kiểm. Khi đến kỳ đăng kiểm, cơ quan đăng kiểm tiến hành thu tiền phạt một cục, nếu không sẽ không cho đăng kiểm.

“Lúc đăng ký thì yêu cầu mở TK nhưng sau đó TK không có hoặc hết tiền thì phải làm thế nào? Hơn thế, khi cho mượn hoặc cho thuê xe tự lái thì vấn đề này cũng khá rắc rối”, một chủ ô tô cá nhân chia sẻ.

Ngoài ra, một số chủ doanh nghiệp (DN) vận tải cũng băn khoăn khi cho hay một DN vận tải thường có đến vài chục ô tô. Nếu phải mở TK cho từng xe thì họ sẽ tốn kém cho việc mở nhiều TK, lại bỏ một số tiền nằm chết trong TK, là điều tối kỵ trong kinh doanh. Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, ông Bùi Danh Liên nhận định đây cũng là cái khó cho các DN do không phải đơn vị nào cũng có đủ năng lực tài chính để thực hiện. “Thế nhưng các DN phải tự tìm cách giải quyết vì đã đầu tư một chiếc xe trị giá 3 - 4 tỉ đồng thì việc có 5 - 7 triệu đồng trong TK sẽ không quá khó” - ông Liên nói thêm.

Xem thêm video:

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.