• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Đèn nhận diện ban ngày xe máy có gây chói mắt, tăng nhiệt, hại ắc-quy?

18/06/2020, 09:00

Có nhiều ý kiến cho rằng nếu lắp đèn nhận diện ban ngày trên xe máy sẽ làm tăng nhiệt độ môi trường, hại ắc-quy xe máy và gây chói mắt.

Nhiều mẫu xe máy tại Việt Nam đã được trang bị đèn nhận diện ban ngày

Trong nỗ lực giảm thiểu tai nạn giao thông, mới đây, dự thảo Luật GTĐB sửa đổi quy định xe mô tô, xe máy phải bật đèn tín hiệu nhận diện ban ngày khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, đề xuất này hiện nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều như gây chói mắt, nóng nực, khó chịu cho người đi đường; thành “rừng đèn giữa phố” gây ô nhiễm ánh sáng, ảnh hưởng tuổi thọ bình ắc-quy, hệ thống điện

Về các vấn đề trên, chuyên gia Vũ Anh Tuấn, Đại học Việt Đức (TP.HCM) cho hay, về những ý kiến loại đèn này gây chói mắt là không có căn cứ. Bởi đặc điểm thiết kế kỹ thuật của đèn nhận diện ban ngày là chiếu gần, không phải chiếu xa nên không gây chói mắt. Với đèn nhận diện ban ngày, cường độ rọi thấp hơn, lắp ở vị trí dưới đèn chiếu sáng phía trước sẽ giảm chiếu sáng không cần thiết. Kích thước không nên làm quá nhỏ. Như vậy độ sáng và độ rọi vừa phải nên không gây chói mắt.

Bên cạnh đó, ông Suqiyama Motoyuki, chuyên gia Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) thông tin thêm, bóng đèn có 2 dạng nguồn sáng chính là nguồn sáng LED, tuổi thọ khoảng 5.000 giờ và nguồn sáng Halogen khoảng 1.000 giờ. Theo nghiên cứu của trường đại học Việt Đức, một ngày người dân Việt Nam di chuyển trung bình khoảng 20,7 km. Với tốc độ di chuyển trung bình khoảng 28 km/h thì trung bình 1 ngày sử dụng khoảng 1 giờ. Do đó, đối với nguồn sáng LED thì có thể sử dụng được trong 5.000 ngày (xấp xỉ 14 năm) và đối với nguồn sáng Halogen có thể sử dụng được trong 1.000 ngày (xấp xỉ 3 năm). Với chi phí trung bình của bóng đèn trên thị trường dao động trong khoảng từ vài chục đến vài trăm ngàn cho từng loại bóng đèn thì chi phí thay thế là không đáng kể so với thời gian sử dụng.

Ông Suqiyama Motoyuki, chuyên gia Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM)

Còn quan ngại tăng nhiệt, chuyên gia Vũ Anh Tuấn cho biết đèn xe sử dụng 3 công nghệ là LED, Xenon và sợi đốt. Đèn LED gần đây đưa vào ứng dụng trên xe có năng lượng sử dụng bằng 1/10 đèn sợ đốt, nhiệt không đáng kể. Nếu 4 triệu xe máy cùng bật 45 phút thì theo tính toán thì chỉ tăng 0,1% nhiệt độ (tăng chưa đến 0,5 độ C)

Về thắc mắc sử dụng đèn này có giảm tuổi thọ ắc-quy thì về bản chất, chuyên gia cho hay ắc-quy chỉ sử dụng đề đề xe, tiếp năng lượng cho các thiết bị điện tử trên ô tô. Còn đèn nhận diện ban ngày sử dụng điện từ mô-tơ của động cơ, đông cơ chạy thì mô-tơ chạy, sáng đèn nên không ảnh hưởng đến tuổi thọ ắc quy.

Cũng theo ông Tuấn, mức tiêu hao năng lượng theo tính toán mỗi 100.000 km chạy xe máy sẽ tiêu tốn từ 2 – 6 lít xăng cho việc bật đèn nhận diện ban ngày. Như vậy chi phí không quá tốn kém, không đáng gì.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.