• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Đeo tai nghe khi tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?

21/08/2019, 19:35

Đeo tai nghe điện thoại di động khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông là một hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 30, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về Người điều khiển trên xe mô tô, xe gắn máy:

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Từ quy định trên, khi người điểu khiển xe mô tô 2 bánh, ba bánh, xe gắn máy sử dụng tai nghe để nghe nhạc trong khi tham giao giao thông là vi phạm Luật giao thông đường bộ đối với hành vi sử dụng thiết bị âm thanh.

Chỉ khi sử dụng tai nghe là thiết bị trợ thính trong khi điều khiển xe mới không vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Như vậy, cảnh sát giao thông có quyền thổi phạt đối với lỗi vừa chạy xe máy vừa đeo tai nghe nhạc và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 1, Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm o Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm e, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 5; Điểm đ Khoản 6; Điểm d Khoản 7 Điều này;

b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

g) Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô;

i) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này.

Tóm lại, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.

Hiện nay, rất nhiều người khi điều khiển phương tiện giao thông như xe máy, ô tô thường gắn tai nghe để nghe nhạc với nhiều các lý do khác nhau. Tuy nhiên, việc làm này là rất nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Có rất nhiều trường hợp do nghe nhạc quá to nên đã không kịp nghe, thấy tín hiệu xin vượt, tiếng còi xe hay hiệu lệnh của cảnh sát giao thông dẫn đến những tại nạn bất ngờ và đáng tiếc. Tất cả mọi người cần ý thức được việc nghe nhạc đúng lúc, đúng thời điểm, bảo vệ tính mạng cho bản thân cũng như cho người khác, tránh xảy ra những hậu quả ngoài ý muốn khi đang tham gia giao thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.