• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Đi xe máy côn tay thế nào cho đúng?

15/08/2016, 11:23

Việc đi xe côn tay tưởng chừng đơn giản, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết vận hành chiếc xe đúng cách.

20130911_4b6e7b0d01f85dc7aa6d3da7459f580e_13788870
Vận hành xe côn tay không phải là việc đơn giản - Ảnh: 2banh.vn

Khi khởi động động cơ, cần để máy ở chế độ ga nhỏ vài ba phút cho nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết rồi mới chạy ga lớn. Mục đích của việc làm này là để đảm bảo bôi trơn các chi tiết máy cho máy chạy êm hơn.

Một kinh nghiệm nữa về ga-răng-ti là nếu khi máy nguội không có ga-răng-ti có nghĩa là máy đang thiếu xăng, nên đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều thì xăng sẽ vào nhiều hơn. Trước khi vào số nên kéo ga vài lần cho xăng vào đủ ở bộ chế hoà khí. Nhiên liệu dễ nạp vào buồng đốt làm xe khởi động tốt hơn.

maxresdefault
Nên kiểm tra độ nhạy của tay côn cho vừa tầm tay - Ảnh minh họa

Nhiều người mới chạy xe côn tay thường không làm chủ được việc chuyển số. Nên kiểm tra độ nhạy của tay côn cho vừa tầm tay, thông thường là ở khoảng 1/3 hoặc 1/2 tay côn nhả ra và bắt côn. Không nên để côn quá lỏng hoặc quá “nhạy”.

Nguyên tắc của côn số là “cắt nhanh, nhả từ từ” có nghĩa là khi cắt côn, tay bóp nhanh, khi nhả côn thì cần từ từ . Hạn chế “ép côn” vì dễ làm mòn nhanh các lá côn. Thông thường, theo kinh nghiệm của một số người dùng, nên khởi động từ số 1, chuyển số 2 ở tốc độ dưới 20km/h, số 3 ở tốc độ dưới 25km/h, số 4 dưới 30km/h và số 5 chạy với xe đủ đà trên 30km/h.

188
Khi dừng có dự tính trước, nên trả số từ lớn đến nhỏ lúc xe còn chạy - Ảnh minh họa

Việc trả về số N (số mo) cũng là vấn để nan giải cho những người đi xe lạ. Đối với từng chiếc xe, người dùng quen với chứng tật của xe là chủ yếu. Nhưng trên nguyên tắc chung, nếu xe đang ở số 2 thì đạp 1/2 cần số về phía trước; ở số 1 thì móc 1/2 cần số về phía sau, bạn nên tạo cảm giác nhận biết tua máy và tua bánh bằng nhau thì xe rất dễ về số 0.

Nếu xe dừng, máy còn nổ thì nên vừa kéo nhẹ ga, vừa nhấp nhẹ tay côn và đạp cần số cho về hết ở số 1 (nếu quen xe có thể về luôn số 0). Một cách hay nhất là khi chuẩn bị dừng có dự tính trước, lái xe nên trả số từ lớn đến nhỏ lúc xe còn chạy thì có thể dừng lại ở ngã tư đèn đỏ bằng số N dễ dàng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.