• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Điện hóa ô tô là xu hướng không thể đảo ngược

23/01/2017, 08:06

Năm nay sẽ hứa hẹn là một năm phát triển mạnh cho thị trường xe điện trên thế giới.

Nam 2017
Năm 2017 hứa hẹn là một năm tạo đà phát triển mạnh cho thị trường xe điện trên thế giới.

Năm nay sẽ hứa hẹn là một năm phát triển mạnh cho thị trường xe điện trên thế giới, bất chấp nhu cầu thị trường Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ) sụt giảm hoặc không phát triển.

“Xu hướng không thể đảo ngược”

Đó là quan điểm tích cực của hầu hết Giám đốc điều hành (CEO) các nhà sản xuất ô tô tham dự Triển lãm Ô tô quốc tế Bắc Mỹ tại Detroit, được tổ chức trong tháng 1 vừa qua. Theo họ, việc Trung Quốc và châu Âu đang thắt chặt các quy định kiểm soát khí thải phương tiện cho phép các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đầu tư nhiều hơn vào thị trường này và người tiêu thụ có sự lựa chọn phương tiện sử dụng điện đa dạng hơn.

“Điện hóa ô tô là xu hướng không thể đảo ngược”, Giám đốc điều hành Nhà cung cấp ô tô Valeo, ông Jacques Aschenbroich cho biết. Bản thân Công ty Valeo vốn tăng doanh thu khoảng 50% trong 5 năm, chủ yếu nhờ vào các phương tiện xe tự lái, xe lai điện và xe điện.

Tại châu Âu, thị trường ô tô điện ngày càng nhận được nhiều lợi ích do được Chính phủ trợ cấp, giảm thuế cùng nhiều lợi ích khác. Đồng thời, các Chính phủ khu vực này siết chặt quy định, tăng mức phạt đối với các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong bao gồm hạn chế cho phép đỗ xe và điều khiển phương tiện này.

Ngoài ra, Trung Quốc - quốc gia đang vật lộn với tình hình ô nhiễm nặng nề tại nhiều thành phố lớn cũng chú trọng vào phương tiện lai sạc điện. Chính phủ nước này dùng cách tiếp cận “cây gậy và củ cà-rốt” như “bơm” 10 tỉ nhân dân tệ vào đầu tư, nghiên cứu, trợ cấp và siết chặt quy định để hạn chế sử dụng các phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch tại các thành phố lớn.

Trong khi đó, con đường tiếp cận các phương tiện điện (EVs) tại Mỹ vẫn còn ngoắt ngoéo. Bang California và một số bang khác đang thúc đẩy quy định cấp bang để tăng hạn ngạch xe điện hoặc các phương tiện “không khí thải”. Song, tình hình đăng ký xe điện tại Mỹ giảm mạnh trong năm 2015, cổ phiếu của thị trường xe chạy hoàn toàn bằng điện giảm mạnh 0,37% trong năm 2016, do giá nhiên liệu rẻ đẩy nhu cầu mua xe thể thao và xe ô tô bán tải. Ngoài ra, Tổng thống đắc cử Donald Trump không mặn mà việc siết chặt các quy định về môi trường và khí thải như chính quyền trước.

Hút đầu tư mạnh

Dù vậy, các Giám đốc điều hành tại Detroit tin tưởng, thị trường Mỹ không làm giảm nhiệt nhu cầu mua sắm ô tô điện vì Trung Quốc và châu Âu đang thúc đẩy các chính sách mở rộng kinh doanh ô tô lai điện và điện.

Đó là lý do vì sao Tập đoàn Ford xúc tiến kế hoạch đầu tư 4,5 tỉ USD vào các phương tiện điện/lai điện cho đến năm 2020 - CEO Mark Fields cho biết. Ngoài ra, khi công bố kế hoạch 700 triệu USD để chế tạo các loại xe thể thao đa dụng (SUV) chạy bằng pin và các loại xe chạy bằng điện khác tại Flat Rock, Michigan, ông Fields khẳng định: “Ngành sản xuất ô tô đang thay đổi, hạ tầng dành cho xe điện đang được xây dựng và đó là lý do vì sao chúng tôi nhìn nhận trong 15 năm tới sẽ tập trung nhiều hơn vào các phương tiện chạy bằng điện... hơn là xe chạy bằng xăng”.

Tuy nhiên, để có thể tạo bước ngoặt cho thị trường xe điện, các CEO đều nhận định họ rất cần sự giúp đỡ từ Chính phủ. Tại Trung Quốc, Mỹ và châu Âu, các hãng sản xuất ủng hộ tài chính để xây dựng hạ tầng mới phục vụ việc sạc xe điện.

Tại Mỹ, các nhà sản xuất xe điện (EV) kêu gọi Chính phủ tiếp tục duy trì trợ cấp thuế liên bang 7.500 USD cho khách hàng mua xe chạy hoàn toàn bằng điện. Ngoài ra, nếu ông Trump bãi bỏ chính sách trợ cấp trên thì cũng mất khá nhiều thời gian để Quốc hội thông qua thành luật.

“Thế giới đều đồng thuận đi theo xu hướng điện hóa”, Chủ tịch Ủy ban Tài nguyên Không khí California Mary Nichols nhận định bên lề Triển lãm ô tô Detroit. Bà Nichols cho biết, hiện nay, tất cả các hãng sản xuất đều đầu tư để điện hóa tất cả các dòng sản phẩm.

Mặt khác, diễn biến tại Triển lãm ô tô Detroit cũng cho thấy, nhà sản xuất giới thiệu các dòng xe điện, xe lai điện tập trung giới thiệu các dòng xe phục vụ thị trường Trung Quốc hơn là thị trường Mỹ. Thực tế, hãng nghiên cứu thị trường IHS Automotive dự đoán, số lượng xe ô tô điện phục vụ Trung Quốc sẽ đạt 1 triệu chiếc trong năm 2019. Hiện nay, Trung Quốc dẫn trước Mỹ về doanh số bán xe điện năm 2015 khi bán được 348.000 chiếc, trong khi Mỹ chỉ có doanh số 138.000 chiếc. “Thị trường xe điện tương lai sẽ chú trọng tới Trung Quốc hơn Mỹ”, ông Gerard Detourbet, Giám đốc điều hành Renault-Nissan nhận định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.