• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Điều gì khiến đại gia xe du lịch nhảy sang ráp xe tải?

04/03/2016, 06:12

Nhiều đại gia xe du lịch đã và đang mở hướng sang sân chơi xe thương mại.

xe-tai-hang-nhe-xegiaothong.vn
Xe thương mại hiệu Fuso của liên doanh Mercedes-Benz Việt Nam - Ảnh minh họa

Đang là thương hiệu xe du lịch bán chạy thứ 2 trên thị trường, Hyundai Thành Công bất ngờ quyết định lắp thêm xe tải nhỏ trên dây chuyền xe du lịch. Tương tự, nhà sản xuất và phân phối xe sang Mercedes-Benz Việt Nam sau khi tăng mạnh về doanh số lẫn thị phần xe du lịch lại đang có các động thái để chuyển dần sang lắp xe thương mại.

Bán xe du lịch nhưng tăng cường lắp xe tải

Thị trường ô tô du lịch vừa có một năm cực kỳ thành công với gần 150.000 xe được bán. Trong đó, riêng các thành viên Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã tiêu thụ hơn 117.000 xe. Hầu hết các thương hiệu xe du lịch đều có sự tăng trưởng mạnh về doanh số. Bước sang năm 2016 dù có không ít lo ngại liên quan tới vấn đề thuế, phí nhưng thị trường xe du lịch vẫn duy trì được sức nóng.

Tuy nhiên, nhiều đại gia xe du lịch đã và đang mở hướng sang sân chơi xe thương mại.

Tập đoàn xe lớn nhất Việt Nam, Trường Hải dù có đẩy mạnh mảng xe du lịch với 3 thương hiệu: Mazda, Kia và Peugeot cũng không quên bành trướng trong mảnh đất màu mỡ xe thương mại. Ngay trong ngày ra quân đầu năm 2016, “ông lớn” này đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất xe sơ-mi rơ-moóc chuyên dụng đầu tiên tại Việt Nam với công suất thiết kế đạt 5.000 sản phẩm/năm.

Chưa đầy 1 tháng sau, nhà phân phối đang ăn nên làm ra trong phân khúc xe du lịch Hyundai Thành Công công bố lắp ráp xe nhỏ Porter H100 trên cùng dây truyền sản xuất xe du lịch. Lý giải về việc lắp xe tải thay vì nội hoá thêm xe du lịch, đại diện đơn vị này cho rằng, đó là cách mở thêm hướng đi mới trong quá trình đẩy mạnh sản xuất xe tại Việt Nam.

Không rầm rộ như các đối thủ, liên doanh Mercedes-Benz Việt Nam được cho là đang dần dịch chuyển việc sản xuất từ xe du lịch Mercedes-Benz sang xe thương mại hiệu Fuso cho dù các dòng xe sang “nội” vẫn đang đắt hàng.

Bước đi khôn khéo đón đầu ưu đãi

Nhiều người chắc hẳn sẽ bất ngờ trước những chuyển dịch có vẻ đáng ngạc nhiên này của các nhà sản xuất xe Việt Nam và có thể đặt câu hỏi về tương lai mảng xe du lịch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chính là bước đi khôn khéo mang tính đón đầu chính sách và để chuẩn bị trước cho cuộc chiến trên mảng xe du lịch được đánh giá là sẽ khốc liệt sau năm 2018.

Dù mở thêm hướng có vẻ thuận lợi cho nhà sản xuất, nhưng việc nhiều đơn vị cùng nhảy vào sân chơi xe thương mại ít nhiều vẫn tiềm ẩn rủi ro về đầu ra và khiến cơ hội để ngành Công nghiệp ô tô tăng tỷ trọng về công nghệ cũng như ghi danh trên bản đồ thế giới ngày càng ít đi.

Trên thực tế, theo chiến lược phát triển ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Chính phủ ban hành đầu tháng 2, các dòng xe thương mại “nội hoá” sẽ nhận được nhiều ưu đãi từ chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu tới những hỗ trợ về đầu ra. Điều này sẽ mang tới cho các nhà sản xuất nhiều cái lợi về thuế khi nhắm vào thị trường xe thương mại trong nước cũng như trong khu vực.

Hầu hết các nhà sản xuất khi nhảy vào sân chơi xe thương mại đều tính tới việc tăng tỷ lệ nội địa hoá để hưởng ưu đãi cũng như rộng cửa xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực AFTA.

Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ nội địa hoá của các dòng xe thương mại ít nhiều sẽ dễ hơn với xe du lịch vốn liên tục phải chạy đua các loại công nghệ và tốn chi phí đầu tư hơn nhiều.Việc siết các quy định về trọng tải hay vận tải hành khách cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu mua xe tải, xe buýt. Điều này mở ra thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.