• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Độ xe ở Việt Nam: Đã đến lúc “bật đèn xanh”?

07/05/2016, 13:30

Tại sao đến giờ Việt Nam vẫn chưa hợp pháp hóa việc độ xe, ngành nghề kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận?

độ xe
Lamborghini được độ tại Hải Phòng

Vài năm trở lại đây, số lượng xế độ ở Việt Nam ngày càng nhiều. Dù không rầm rộ, công khai, nhưng sóng ngầm chơi xế độ vẫn âm ỉ đến nhức nhối.

Có ít nhất 4 lý do để các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nên biến việc độ xe trở thành xu hướng tất yếu:

Độ xe là thú vui của người mê xe. Nó cũng là một môn nghệ thuật. Không chỉ thế, ở các nước phát triển, độ xe được xem là một ngành nghề kinh doanh đàng hoàng. Độ xe mang lại nhiều lợi nhuận bởi tỉ lệ giữa lợi nhuận/đồng vốn bỏ ra là rất cao. Khách hàng thường mặc cả từng xu khi mua xe, nhưng lại không quan tâm lắm đến chuyện đắt rẻ khi mua thêm phụ kiện.

Độ xe: Nên, nhưng khó vì…

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước phát triển trên thế giới cho phép việc độ xe. Những lợi ích việc độ xe mang lại đã quá rõ ràng.

Thế nhưng, ở Việt Nam, độ xe vẫn khó phát triển do vướng nhiều rào cản, 

Trước hết phải kể đến rào cản kỹ thuật do Cục đăng kiểm dựng lên. Bất kì xe nào nếu không giống như thiết kế của nhà sản xuất thì sẽ không được cấp đăng kiểm. Do vậy, ai dám độ xe?

Ở nước ngoài, các xe độ đều là xe “chẳng giống ai”, mỗi người một kiểu, cơ quan đăng kiểm sẽ kiểm tra, nếu thấy ổn sẽ cấp phép cho lăn bánh trên đường. Còn tại Việt Nam, Cục đăng kiểm chỉ cấp phép cho các xe nguyên bản từ nhà sản xuất.

Như vậy, nếu xe đó gây tai nạn do lỗi kỹ thuật đã được Cục đăng kiểm thông qua thì nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm thay Cục đăng kiểm.

Thế mới có chuyện “nực cười” là nếu như ở Thái Lan, người ta chẳng quan tâm xe có nóc thùng hay không thì ở Việt Nam, những xe bán tải như Ford Ranger hay Toyota Hiluxx muốn được có nóc che thùng sau thì phải xin giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng thành xe chuyên dụng.

Ai cũng biết việc lắp thêm nóc che thùng sau sẽ chẳng làm tăng thêm chiều dài, chiều rộng hay chiều cao của xe. Vậy tại sao người ta lại phải tốn công, tốn của xin chuyển đổi mục đích sử dụng xe trước khi được đăng kiểm?

Một rào cản nữa khiến độ xe chưa thể “nở rộ” đó là ở Việt Nam chưa có nhà sản xuất nào cung cấp phụ kiện độ. Muốn độ xe, phải nhập khẩu 100% phụ kiện ở nước ngoài nên giá thành sẽ rất đắt đỏ. Đây cũng chính là một trong số những lý do khiến số lượng người tham gia mua – bán trong việc độ xe đếm trên đầu ngón tay.

Khi nào thì độ xe nở rộ?

Có lẽ phải chờ đến khi thị trường ô tô Việt phát triển như ở các nước trong khu vực ASEAN thì mới có chỗ cho xe độ. Như một lẽ tất yếu, thị trường ô tô phát triển mạnh, các công ty sản xuất phụ kiện độ xe mới vào Việt Nam. Lúc đó, giá phụ kiện độ mới hạ nhiệt, thị trường xe độ mới có thể phát triển.

Quan trọng hơn cả, muốn hợp pháp hóa việc độ xe còn phải chờ Cục đăng kiểm thay đổi cách suy nghĩ trong việc cấp phép lưu hành. Hiện có thể nói Cục đăng kiểm Việt Nam đang “nhàn” nhất thế giới vì không phải vất vả kiểm tra xế độ, chỉ cần xe giống thông số của nhà sản xuất là cấp phép lưu hành.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn đó là ở Việt Nam, ý thức của người tham gia giao thông chưa cao. Chúng ta phải cải thiện việc này trước khi muốn làm bất cứ việc gì khác.

Thêm vào đó, muốn “vượt rào” cũng cần phải có kiến thức tốt.

Xin khép lại bài viết bằng quan điểm của nhạc sĩ Huy Tuấn – người rất mê độ xe: “Bật đèn xanh cho độ xe thì nên, nhưng ở vào một giai đoạn khác, chưa phải lúc này”. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.