• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bảo hiểm xe

Doanh nghiệp kiệt quệ vì bị Bảo hiểm MIC từ chối bồi thường

23/10/2019, 08:00

Tảng đá lăn từ trên núi xuống làm bẹp xe gầu xúc Komatsu bị bảo hiểm MIC coi là “hành động bất cẩn cố ý” và từ chối bồi thường hàng tỷ đồng.

Xe máy đào đất bánh xích Komatsu PC350-8M0 bị đá trong mỏ đè bẹp hồi 8h15p ngày 18/1/2019 tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Vận dụng điều khoản mơ hồ để từ chối bồi thường tiền tỷ?

Đầu tháng 9/2019, Báo Giao thông nhận được đơn phản ánh của Công ty TNHH khai thác và chế biến khoáng sản Hiền Lương (Công ty Hiền Lương), có trụ sở tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Người đứng đơn là ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch HĐTV Công ty đã phản ánh sự việc bị từ chối bảo hiểm vô lý.

Theo đó Công ty Hiền Lương là chủ sở hữu xe máy đào đất bánh xích Komatsu PC350-8M0 đã mua bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm MIC Hà Sơn Bình, thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) từ năm 2018. Theo Hợp đồng bảo hiểm số 3120/18/HD-KT.3/034-XCG, số tiền bảo hiểm của hợp đồng là 2,9 tỷ đồng, giá trị tài sản được bảo hiểm là hơn 4,7 tỷ đồng.

Sự kiện bảo hiểm xảy ra ngày 18/1/2019 khi chiếc máy xúc đang khai thác đá phục vụ việc thi công đường vào mỏ đá của công ty tại xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình thì bị đá lăn từ trên núi xuống đè vào xe gây hư hỏng toàn bộ. Công ty Hiền Lương đã thông báo ngay cho MIC và phối hợp đánh giá thiệt hại, cung cấp các tài liệu cho MIC theo yêu cầu.

Theo thông báo từ hãng Komatsu gửi đến Công ty Hiền Lương, tổn thất nêu trên là thiệt hại toàn bộ không thể khắc phục, chi phí sửa chữa gần tương đương mua máy mới.

Ngày 31/1/2019, bằng văn bản số 246/2019/MIC-TGĐ do Phó TGĐ là ông Nguyễn Đức Tuấn ký, MIC thông báo từ chối bồi thường với lý do là đá lăn vào xe là “hành động bất cẩn cố ý của người được bảo hiểm”, thuộc điểm loại trừ của quy tắc bảo hiểm.

Thực tế trong văn bản 246 để thông báo từ chối bồi thường cho khách hàng, Bảo hiểm MIC đã vận dụng một điều khoản khá lạ là khoản 8.2.9 tại Hợp đồng bảo hiểm với nội dung: "Nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này và Pháp luật" và từ đó dẫn chiếu đến quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại Thông tư số 02/2012/TT-BLDTBXH về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn lao động trong khai thác và chế biến đá. Lập luận của MIC cho rằng, máy xúc của Công ty Hiền Lương khi khai thác và xảy ra tai nạn do "Chiều cao tầng khai thác thực tế (31m) đang lớn hơn chiều cao xúc tối đa theo quy định sử dụng máy đào bánh xích Komatsu PC350-8M0 (14,2875m) là 16,7125" theo quy định.

Từ việc dẫn chiếu quy định này, MIC cho rằng Công ty Hiền Lương đã có "hành động cố tình bất cẩn của lái máy" để từ chối bồi thường.

Văn bản từ chối bồi thường ngày 31/1/2019 của MIC với lý do đá lăn vào xe là hành động cố ý bất cẩn của lái máy

Tuy nhiên theo Công ty Hiền Lương, tổn thất máy Komatsu PC350-8M0 là sự kiện bất ngờ không lường trước được thuộc phạm vi bảo hiểm quy định tại trang 1 Bộ quy tắc bảo hiểm MIC và không nằm trong bất kỳ điểm loại trừ nào của MIC.

Về việc MIC yêu cầu cung cấp bằng chứng để chứng minh tại thời điểm tổn thất, công ty Hiền Lương đã thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan tới việc An toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên (TCVN 5178-2004) và An toàn trong khai thác mỏ lộ thiên (QCVN 04:2009/BTC).

Theo đó, công ty đã cung cấp chi tiết cho MIC gồm: Giấy phép khai thác mỏ do UBND tỉnh Hòa Bình cấp; Hồ sơ biện pháp thi công nổ mìn, biện pháp khai thác mỏ; Quy định về an toàn trong khai thác; Nhật trình làm việc...

Trong suốt quá trình hoạt động khai thác, công ty Hiền Lương không bị các cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình phát hiện và xử lý bất kỳ vi phạm nào liên quan đến an toàn khai thác và chế biến khoáng sản.

Ngoài ra, trong các thông báo trong năm 2018 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc tạm dừng 47 đơn vị khai thác mỏ đá, công ty Hiền Lương không bị tạm dừng khai thác, cho thấy đơn vị đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn khai thác mỏ lộ thiên. Vì vậy việc bị từ chối bồi thường hoặc áp dụng chế tài là vô lý. Do đó Công ty Hiền Lương làm đơn khiếu nại gửi lãnh đạo cấp cao của Tổng Công ty bảo hiểm MIC.

Theo chuyên gia bảo hiểm Dương Thị Nhi (Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm - Bộ Tài chính): “Nguyên tắc của Luật Bảo hiểm là không gây bất lợi cho khách hàng nên nếu có trường hợp quy định không rõ thì phải xử có lợi cho khách hàng. Trong hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới phải được quy định chặt chẽ, rõ ràng đến chi tiết…”.

Có hay không việc "phủi tay" với khách hàng?

Sau khi liên tục khiếu nại, ngày 10/5/2019 Công ty Hiền Lương nhận được văn bản số 101/2019/MIC-GĐBTTSKT của MIC, xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm, nhưng thông báo số tiền bồi thường chỉ là 415.857.532 đồng (chưa bao gồm VAT) mà không kèm theo bất kỳ một cơ sở tính toán hay kết luận giám định nào để ra được số tiền bồi thường như trên.

Phía Công ty Hiền Lương cho hay, trong các văn bản đã giao kết giữa đôi bên, có một số điểm vô lý dẫn đến việc công ty này tiếp tục khiếu nại MIC lên cấp cao hơn, cụ thể là:

Thứ nhất, hợp đồng bảo hiểm số 3120/18/HD-KT.3/034-XCG phía bảo hiểm MIC không đính kèm quy tắc bảo hiểm vào hợp đồng, trái với khoản 1.7 Điều 1 của Hợp đồng.

Thứ hai, trong công văn số 101/2019/MIC-GĐBTTSKT, MIC dẫn chiếu Quy tắc bảo hiểm máy móc và thiết bị chủ thầu ban hành kèm theo quyết định số 08/2014/QĐ-MIC. Sau khi tìm hiểu quy tắc bảo hiểm của MIC để xem xét quyền lợi bảo hiểm, Công ty Hiền Lương nhận thấy MIC đã ban hành Quy tắc bảo hiểm máy móc và thiết bị chủ thầu mới theo Quyết định số 126/2016/QĐ-MIC thay thế cho Quyết định số 08/2014/QĐ-MIC.

Như vậy MIC đã vận dụng quy tắc không còn hiệu lực để từ chối bồi thường, sau đó lại đưa ra một mức bồi thường không thỏa đáng và yêu cầu cung cấp hồ sơ không rõ ràng tại công văn số 963/MIC-TGĐ.

Sự cố khiến phương tiện này nằm "đắp chiếu" gần một năm qua, chờ thanh lý sắt vụn.
Phương tiện là tài sản được hình thành từ vốn vay tại Ngân hàng MB, doanh nghiệp phải trả lãi hàng tháng cho khoản vay vài tỷ đồng.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch HĐTV Công ty khoáng sản Hiền Lương cho hay: “Bằng văn bản hoặc cử người báo tin qua điện thoại - Bảo hiểm MIC đã 3 lần trả giá mức bồi thường cho chúng tôi. Lần 1 là hoàn toàn từ chối bồi thường, lần 2 chấp nhận bồi thường 415 triệu, lần 3 nâng mức bồi thường từ 600 - 650 triệu, lần 4 thông báo được bồi thường 980 triệu đồng. Tôi không hiểu căn cứ của từng lần “ngã giá” này là cái gì. Gần một năm qua, tài sản chúng tôi nằm đó như đống sắt vụn, lãi hàng tháng phải trả ngân hàng MB, doanh nghiệp kiệt quệ”.

Về căn cứ khiếu nại trong vụ việc này, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico phân tích: “Căn cứ khiếu nại của khách hàng sẽ dựa vào các yếu tố, thứ nhất là hợp đồng, thứ hai là quy tắc bảo hiểm, thứ ba là thông tư nghị định về bảo hiểm và cao nhất là Luật kinh doanh bảo hiểm. Nếu lần lượt soi chiếu các tài liệu này với sự kiện tổn thất mà thấy cam kết bị vi phạm, khách hàng bị từ chối bồi thường vô căn cứ thì có quyền khởi kiện ra tòa, thời hiệu khởi kiện là 3 năm tính từ ngày xảy ra tổn thất”.

“Thực tế ở ta nhiều năm qua, ngành kinh doanh bảo hiểm đã bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, tìm cách phủi tay, gây khó khăn hoặc từ chối trách nhiệm, quá nhiều vụ việc minh chứng. Cần phải gấp rút sửa luật kinh doanh bảo hiểm để đặt doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng ở vào vị thế cân bằng hơn, chứ như hiện nay khách hàng ở vào thế yếu, đôi khi như là nhận ban ơn khi được bồi thường bảo hiểm”, luật sư Đức nói.

Để có thông tin hai chiều về vụ việc này, PV Báo Giao thông đã gửi câu hỏi phỏng vấn đến ông Nguyễn Đức Tuấn, Phó TGĐ bảo hiểm MIC, tuy nhiên 1 tháng trôi qua, phía bảo hiểm chưa có phản hồi.

Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.