• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

Doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện gì?

18/11/2016, 07:20

Điều kiện KD ôtô không chỉ áp dụng đối với nhập khẩu mà áp dụng chung cho cả đơn vị sản xuất, lắp ráp.

Doanh nghiệp kinh doanh ô tô sẽ phải đầu tư vốn, c
Doanh nghiệp kinh doanh ô tô sẽ phải đầu tư vốn, cơ sở hạ tầng mới có thể đáp ứng điều kiện kinh doanh. Ảnh: Trần Hải

 - Đưa kinh doanh ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện: 

Điều kiện kinh doanh ô tô không chỉ áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu ô tô mà áp dụng chung cho cả đơn vị sản xuất, lắp ráp mặt hàng này.

Tách điều kiện nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp

Được biết, khi đề xuất đưa kinh doanh ô tô vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ KH&ĐT cũng đã xây dựng danh mục những điều kiện sơ bộ của ngành nghề này, trong đó tách riêng điều kiện đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô và điều kiện kinh doanh nhập khẩu xe ô tô.

Bộ KH&ĐT dẫn giải theo Quyết định số 115/2004/QĐ - BCN ngày 12/5/2004 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) với nội dung: Mọi DN sản xuất, lắp ráp xe ô tô đều phải đầu tư nhà máy sản xuất - lắp ráp ô tô đáp ứng tiêu chuẩn DN sản xuất, lắp ráp ô tô. Bên cạnh đó, ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đều phải thử nghiệm để được cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Để được chứng nhận các tiêu chuẩn nêu trên, DN sản xuất, lắp ráp ô tô phải đáp ứng một số điều kiện về chủng loại sản phẩm, công suất lắp ráp tối thiểu và những điều kiện khác về chương trình sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu thiết kế, chuyển giao công nghệ, kiểm tra chất lượng sản phẩm, mạng lưới đại lý bán hàng, bảo hành, bảo dưỡng và dịch vụ sau bán hàng…

“Về bản chất, đều là điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với DN sản xuất, lắp ráp ô tô. Tuy nhiên, tại thời điểm xây dựng Luật Đầu tư năm 2014, do chưa có cách hiểu thống nhất giữa các bộ, ngành về sự khác nhau giữa điều kiện đầu tư kinh doanh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nên ngành này chưa được đưa vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”, đại diện Bộ KH&ĐT giải thích.

Còn đối với điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô, Bộ KH&ĐT trình các điều kiện theo hướng DN nhập khẩu, phân phối xe phải chịu trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng xe nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ATGT đường bộ. Bên cạnh đó, với tư cách là nhà nhập khẩu, phân phối được nhà sản xuất ủy quyền hoặc chỉ định, DN nhập khẩu phải thay mặt nhà sản xuất chịu trách nhiệm về xe nhập khẩu đó trong một số trường hợp nhất định như triệu hồi để khắc phục lỗi của nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng.

Đề xuất khôi phục quy định cũ

Một DN nhập khẩu ô tô cho biết, đưa kinh doanh ô tô vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết và việc quy định về điều kiện kinh doanh ô tô nên cụ thể để các DN chiếu theo đó thực hiện. Đại diện DN này cũng đề xuất một số điều kiện như DN muốn nhập khẩu ô tô thì phải có cơ sở chứng nhận bảo hành bảo dưỡng theo tiêu chuẩn của nhà máy để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Hệ thống bảo hành bảo dưỡng phải đáp ứng ít nhất 3 trung tâm dịch vụ tại 3 miền Bắc - Trung - Nam, phải có căn cứ chứng minh nguồn gốc hàng hóa như hóa đơn chứng từ để tránh gian lận...

Đồng thuận với quan điểm này, đại diện một DN cho hay, nên duy trì quy định mọi DN sản xuất, lắp ráp xe ô tô phải đầu tư nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước phải được thử nghiệm để được cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

LHiện nay, việc bổ sung kinh doanh ô tô vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện vẫn nhận được hai luồng ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, tại tờ trình, Chính phủ cho biết có đến 4 cơ quan đồng tình gồm: UBND tỉnh Quảng Nam, Nhóm diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Vị này cho rằng, quy định này có trong Văn bản số 115/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp cũ, nay là Bộ Công thương. Về bản chất đây là điều kiện đầu tư kinh doanh áp dụng đối với các DN sản xuất, lắp ráp ô tô. Tuy nhiên, tại thời điểm xây dựng Luật Đầu tư 2014 do chưa có cách hiểu thống nhất giữa các bộ, ngành về sự khác nhau giữa điều kiện đầu tư kinh doanh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nên ngành này chưa được đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, đại diện DN đề xuất kế thừa và hoàn thiện điều kiện đầu tư kinh doanh nói trên để tránh phát sinh “khoảng trống pháp luật” sau khi Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực.

Lo ngại tình trạng “một cổ hai tròng”?

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, hiện đã có một hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để quản lý ngành công nghiệp ô tô, nếu áp dụng thêm điều kiện đầu tư kinh doanh thì DN phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Chính vì thế, theo ông Lộc nên quản lý thông qua các biện pháp quản lý hàng hóa nhóm 2 (có khả năng mất an toàn) hơn là điều kiện đầu tư kinh doanh.

Bác lại nhận định trên, ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ KH&ĐT) cho hay, hàng hóa nhóm 2 dù trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho con người và môi trường. Làm sao để quản lý được nguồn vào của hàng hóa thuộc nhóm này lại là vấn đề về đơn vị nhập khẩu, sản xuất. Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ KH&ĐT) cho hay: “Các đơn vị nhập khẩu, sản xuất đã không đáp ứng được yêu cầu để có thể nhập được hàng có xuất xứ rõ ràng, đáp ứng điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ môi trường thì làm sao có được hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn để đem đi đánh giá, thử nghiệm và đạt chuẩn quản lý? Nếu không quản lý đơn vị đem hàng vào thì việc đánh giá hàng hóa sau đó sẽ chỉ gây thêm sự tốn kém nguồn lực và không hiệu quả vì thực tế cũng chỉ có các đơn vị đủ tiêu chuẩn, điều kiện mới mang được hàng đáp ứng tiêu chuẩn về kinh doanh trong nước”.  

Đối với ý kiến cho rằng, điều kiện yêu cầu DN có nhiều vốn, nhiều nhân lực, nhiều cơ sở kỹ thuật thì cũng không làm tăng chất lượng, tính an toàn của chiếc xe ô tô vì xe nhập khẩu do nước ngoài sản xuất, ông Hùng không đồng ý và cho rằng điều kiện kinh doanh không chỉ áp dụng đối với thương nhân nhập khẩu ô tô mà áp dụng chung cho cả đơn vị sản xuất, lắp ráp. Còn DN nhập khẩu phải phải có trách nhiệm đảm bảo, theo dõi và giám sát được chất lượng và tính an toàn của xe từ khâu nhập khẩu, vận chuyển, bảo quản, đến quá trình sử dụng thông qua công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ. “Để làm được điều này, chắc chắn DN phải cần nguồn vốn đầu tư và sự nỗ lực không hề nhỏ”, ông Hùng nhận định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.