• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Doanh nghiệp Việt hưởng lợi "khủng" dù ngành công nghiệp ô tô bết bát

18/03/2016, 07:20

Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) là cái tên đứng đầu trong danh sách đó.

xegiaothong_cong_nghiep_o_to_be_bet
DN Việt hưởng lợi khủng dù ngành công nghiệp ô tô bết bát

Khi chưa thể biết chắc chắn thành quả của các thương hiệu ô tô, xe máy ở Việt Nam đạt được ở mức độ như thế nào, ẩn sau đó có những doanh nghiệp được hưởng lợi rất lớn từ lĩnh vực này, mà không phải “vận động” nhiều.

Hưởng lợi lớn mà không phải “vận động” nhiều

Nói đến ngành công nghiệp tô tô xe máy, hẳn nhiên những thương hiệu phổ biến trên thế giới luôn hằn sâu trong suy nghĩ của đại bộ phận công chúng. Thực tế cũng chỉ ra nền móng xây thị trường ô tô ổn định và “khỏe mạnh”, đã được đúc kết từ nhiều nước trên thế giới với hai hướng nổi bật, đó là tạo ra thị trường dựa trên sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc hoặc đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ.

Dù vậy, ngành công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam, tuy đã được Chính phủ tạo điều kiện và dành nhiều ưu đãi, nhưng hơn 20 năm, chỉ có lĩnh vực xe máy thể hiện được sức sống, trong khi ngành công nghiệp ô tô và phụ trợ vẫn chưa thể hiện được rõ nét đường hướng phát triển.

Các doanh nghiệp ô tô kêu khó và tiếp tục xin ưu đãi, trong khi báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng vẫn thể hiện những con số tăng trưởng đều đặn. Hơn thế, ẩn sau những lời “kêu cứu” đó luôn có những doanh nghiệp được hưởng lợi rất lớn từ lĩnh vực này, mà không phải “vận động” nhiều.

Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) là một trong những cái tên nằm trong danh sách đó. Tuy nhiên, doanh nghiệp này có thể được ví von như một “đại gia” trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam nhưng lại rất kín tiếng.

Nếu không có báo cáo tài chính hàng năm mà chỉ nhìn vào hoạt động sản xuất, ít ai có thể trả lời được câu hỏi vì sao VEAM đạt được mức lãi lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, cao hơn cả những “ông lớn” như: Tổng công ty Cảng hàng không, Vinachem và Vinacomin...

Lãi “khổng lồ” từ đâu?

VEAM
VEAM liền một mạchthành lập liên doanh với3 hãng xe lớn gồm Toyota, Honda và Ford

Báo cáo tài chính trong hai năm 2014-2015 của VEAM thể hiện khá rõ nguồn tiền mà Tổng công ty này thu được hàng năm. Phần nhiều trong số đó đến từ các thương hiệu ô tô, xe máy mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay như: Toyota, Honda, Piaggio và Ford…

Hơn 20 năm trước, khi các hãng xe ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam để sản xuất lắp ráp ô tô và xe máy, đều bị ràng buộc bởi chính sách liên kết với doanh nghiệp trong nước. Do vậy, các thương hiệu nước ngoài buộc phải tìm kiếm đối tác là các doanh nghiệp Việt để thành lập liên doanh. Không giống các doanh nghiệp “nội” khác, VEAM liền một mạch thành lập liên doanh với 3 hãng xe lớn gồm: Toyota, Honda và Ford (thông qua Công ty Diesel Sông Công).

Mặc dù VEAM vẫn đang thu được những khoản lợi nhuận lớn từ ngành công nghiệp ô tô xe máy, nhưng trong tương lai không xa, khi các cam kết hội nhập tác động mạnh vào thị trường ô tô xe máy, tổng công ty này chưa hẳn đã giữ được vị thế “đại gia” như hiện tại.

Khởi đầu với 3 liên doanh ô tô và xe máy, VEAM đã rất may mắn khi Toyota liên tục dẫn đầu thị trường ô tô trong nước, còn Honda không có đối thủ trên thương trường ở lĩnh vực sản xuất và kinh doanh xe máy. Trong khi đó, Ford cũng từng bước phát triển và hiện tại đang có thị phần đứng thứ 3 trong Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA).

Các liên doanh “ăn nên làm ra” đã giúp cho VEAM có được hàng chục nghìn tỷ đồng cổ tức trong suốt quá trình hợp tác. Từ số vốn đầu tư 559 tỷ đồng vào 3 liên doanh, VEAM đã nâng được tổng giá trị khoản đầu tư lên hơn 8.000 tỷ đồng, sau khi năm tài chính 2014 kết thúc.

Trong đó, với 30% vốn tại liên doanh Honda Việt Nam tương ứng giá trị 253 tỷ đồng ban đầu, VEAM đã được gia tăng lên hơn 7.000 tỷ đồng.

Trên báo cáo hợp nhất cuối năm 2014, lợi nhuận của VEAM được hưởng từ 3 liên doanh gần 3.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, trái ngược với những khoản lợi nhuận “khổng lồ” từ các liên doanh ô tô xe máy, hoạt động sản xuất do chính VEAM phát triển lại không mấy khả quan.

Các công ty con sản xuất ô tô (VEAM Motor), phụ tùng xe máy (cho Honda, Piaggio và Yamaha), động cơ và máy nông nghiệp… luôn nằm trong tình trạng có thể lỗ nặng nếu không được hậu thuẫn từ “bầu sữa” của các liên doanh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.