• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Động cơ đốt trong có thể biến mất vào năm 2026

01/06/2021, 15:15

Luật Euro 7 và các đề xuất từ Hiệp hội phát thải xe siêu cấp của Uỷ ban châu Âu có thể đặt dấu chấm hết cho động cơ đốt trong vào năm 2026.

Luật Euro 7 có thể khiến ô tô sử dụng động cơ đốt trong biến mất vào năm 2026

Trước sự thúc đẩy điện khí hóa của các nhà sản xuất ô tô và các biện pháp hạn chế ô tô sử dụng động cơ đốt trong sẽ được áp dụng tại một số quốc gia như Vương quốc Anh, tương lai của động cơ đốt trong đang trở nên khá mờ mịt.

Trong khi đó, các đề xuất tiêu chuẩn khí thải Euro 7 dự kiến ​có hiệu lực sớm nhất vào năm 2025 có thể khiến dòng động cơ xăng, dầu bị khai tử vào 2026, sớm hơn 4 năm so với thời điểm mà Anh đã quyết định sẽ dừng bán ôtô động cơ xăng, dầu.

Chưa kể, theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) cho biết, cùng với các kịch bản giới hạn khí thải được trình bày bởi Hiệp hội phát thải xe siêu thấp (Clove) và các điều kiện thử nghiệm mới được đề xuất, trên thực tế sẽ dẫn đến một tình huống rất giống với lệnh cấm xe chạy bằng động cơ đốt trong, bao gồm cả xe điện hybrid.

Cũng theo các đề xuất, dòng xe động cơ đốt trong tương lai có thể phải lắp một ống xả "siêu xúc tác khí thải" đa cấp. Ngoài ra, ôtô cũng có thể phải trang bị hệ thống chẩn đoán nhằm giám sát động cơ để đảm bảo thiết bị hoạt động đúng theo các quy định khí thải trong tổng quãng đường 241.000 km.

ACEA tin rằng những thiết bị như trên không thể sử dụng trên các mẫu xe cỡ nhỏ và rất khó tích hợp trên kết cấu xe hơi hiện nay. Điều này cũng có nghĩa ôtô động cơ đốt trong sẽ trở nên đắt hơn.

Các giải pháp kỹ thuật được thiết kế để đạt các mức phát thải siêu thấp đối với nitơ oxit (NOx), kết hợp với những hạn mức rất nghiêm ngặt đối với nitơ đi-oxit (NO2) và amoniac (NH3), sẽ rất tốn kém và cực kỳ phức tạp, như ACEA từng nói khi thảo luận về ý tưởng sử dụng bộ "siêu xúc tác".

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.