• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Xe

EU phạt nặng các hãng xe vi phạm quy định chống độc quyền

25/07/2016, 14:30

Một loạt các hãng sản xuất xe tải hàng đầu châu Âu phải nộp phạt do vi phạm luật chống độc quyền của EU

volvotrucks11
Mức án phạt kỷ lục mà các nhà sản xuất xe tải của châu Âu phải đối mặt cho vi phạm luật cạnh tranh là gần 3 tỷ euro (gần 3,3 tỷ USD) - Ảnh: Automotive

Gần 3 tỷ euro (3,3 tỷ USD) là khoản tiền mà một loạt các hãng sản xuất xe tải hàng đầu châu Âu phải nộp phạt do vi phạm luật chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU).

Mức phạt trên được Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra cách đây vài ngày, theo đó các công ty này bị cáo buộc thông đồng tự định giá cho các dòng xe và né tránh các chi phí để đáp ứng những quy định nghiêm ngặt hơn về khí thải. Đây là mức án phạt kỷ lục mà các nhà sản xuất xe tải của châu Âu phải đối mặt vì vi phạm luật cạnh tranh.

Phát biểu trong một buổi họp báo, Ủy viên châu Âu phụ trách chính sách cạnh tranh Margrethe Vestager xác nhận EU đã quyết định áp khung phạt cao nhất đối với một nhóm gồm các công ty sản xuất xe tải vì hành vi thông đồng để tự ý định giá cho các dòng xe trong một thời gian dài. Bà cho biết EU bắt đầu thực hiện việc điều tra vào năm 2011, sau khi tập đoàn MAN của Đức, cũng nằm trong danh sách các công ty có liên quan, chủ động tiết lộ cho EC về sự cấu kết này.

Theo bà Vestager, các cuộc điều tra của EU đều cho thấy các nhà quản lý cấp cao của 5 nhà sản xuất xe gồm tập đoàn Volvo/Renault của Thụy Điển, công ty Iveco của Italy, tập đoàn DAF của Hà Lan cùng hai tập đoàn xe hơi của Đức là Man và Daimler đã gặp nhau lần đầu tiên tại một khách sạn ở thủ đô Brussels (Bỉ) vào tháng 1-1997 và cùng nhau lập kế hoạch tự định giá các dòng xe tải trong suốt 14 năm.

Ngoài hành vi liên kết tự định giá, các công ty trên còn bị cáo buộc đã có thỏa thuận ngầm về việc chậm trễ và sau đó "lách" các chi phí trong việc áp dụng những công nghệ khí thải tiên tiến để hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Cứ 10 chiếc xe tải hạng nặng và hạng trung bán trên thị trường EU thì có 9 chiếc là do 1 trong 5 hãng xe kể trên sản xuất, bởi vậy vụ cấu kết này ảnh hưởng mạnh tới thị trường khu vực.

Tập đoàn Daimer là công ty phải chịu mức phạt lớn nhất với 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD), tiếp theo là hãng DAF với mức phạt trên 750 triệu euro (827,3 triệu USD). Hãng MAN được miễn phạt vì đã chủ động tố giác hành vi trên. Trong khi đó, công ty thứ 6 được cho cũng liên quan đến vụ việc là hãng Scania của Thụy Điển đã từ chối án phạt trên của EU và hiện các cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.

Trước đó, "Gã khổng lồ" công nghệ Google của Mỹ cũng đối mặt với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền tại thị trường EU. Hồi năm 2012, EC cũng đã áp mức phạt lên tới 1,5 tỷ euro (1,7 tỷ USD) đối với 7 hãng sản xuất màn hình ti vi và máy tính, trong đó có hãng +LG Electronics và Philips, vì hành vi cấu kết tự định giá trong suốt một thập kỷ.

Nguồn Automotive

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.