• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

FBI chỉ cách bảo vệ ô tô khỏi tin tặc

24/03/2016, 10:51

Chủ xe nên cảnh giác với những email giả mạo “cập nhật bảo mật”, vốn là công cụ mà tin tặc thường sử dụng.

hack-xe-hoi
hack-xe-hoi

Tin tặc đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại khi xe hơi được trang bị những phần mềm kết nối hiện đại khiến chúng giống như một chiếc smartphone (điện thoại thông minh). Mới đây, sau khi lên tiếng cảnh báo về nguy cơ xe hơi trở thành mục tiêu của tội phạm mạng, Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) cùng Bộ Giao thông vận tải Mỹ (DOT) đã công bố một danh sách những “mẹo” để tài xế tự bảo vệ phương tiện của mình trước nguy cơ bị “tấn công”.

Nguy cơ tin tặc tấn công đều bắt nguồn từ các hệ thống phần mềm. Do vậy, bảo vệ “xế yêu” cũng giống như bảo vệ máy tính hoặc smartphone. FBI và DOT khuyến cáo các chủ sở hữu nên đảm bảo phần mềm trên xe được cập nhật, đặc biệt những phần mềm bảo mật.

Tuy nhiên, tài xế cũng nên cảnh giác với những email giả mạo “cập nhật bảo mật” nhưng thực chất lại tạo điều kiện cho “kẻ xấu” xâm nhập vào phương tiện. Ngoài ra, cần kiểm tra các thông tin triệu hồi, không vội vàng tải phần mềm từ một trang web thứ 3 và nếu cảm thấy nghi ngờ, tốt nhất nên trực tiếp đem xe đến các đại lý để được hỗ trợ.

Theo các cơ quan này, những phần mềm ở “chợ đen” thường được dùng để tăng hiệu suất động cơ hoặc một số tùy chỉnh khác. Hiện nay cũng có những thiết bị được thiết kế cắm vào xe nhằm giám sát hoạt động của phương tiện, hoặc gửi dữ liệu đến các công ty bảo hiểm. Mỗi khi phần mềm của bên thứ 3 tiếp xúc với xe hơi đều là một cơ hội để những “tin tặc” có thể lợi dụng và tấn công hệ thống.

Giống như việc không nên để máy tính hoặc điện thoại di động gần người lạ, để người khác tiếp cận “xế yêu” cũng không phải ý tưởng hay. Trong trường hợp “kẻ xấu” xâm nhập, các hệ thống trong xe có thể bị xáo trộn.

Cục điều tra khuyến cáo xử lý một chiếc xe có nguy cơ bị hack cũng không khác nhiều so với khắc phục các sự cố về cơ khí. Trước tiên, khách hàng cần kiểm tra phương tiện có nằm trong diện triệu hồi hay không. Sau đó, cần liên hệ với nhà sản xuất hoặc một đại lý để được chẩn đoán.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.