• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Đánh giá xe

Giá xăng cao hơn giá dầu: Chọn mua xe chạy dầu hay xăng?

10/09/2022, 09:00

Lần đầu tiên giá dầu vượt giá xăng vào ngày 5/9/2022 khiến các chủ xe máy dầu phải xem xét lại về chi phí nhiên liệu so với việc mua xe xăng.

Trên thị trường xe du lịch nhẹ (xe con), chỉ có một vài mẫu SUV cỡ lớn của Hyundai, Toyota, Kia và Ford có bán song song 2 phiên bản lắp máy xăng hoặc máy dầu.

Giá dầu diesel ngày 5/9/2022 lần đầu vượt giá xăng RON95

Xe máy dầu thường là phiên bản cao cấp nhất, với chi phí sở hữu ban đầu cao, bảo dưỡng đắt đỏ hơn, nhưng đổi lại chi phí nhiên liệu rẻ hơn, nên thường được đánh giá là “đi tiết kiệm”.

Khách hàng cũng chuộng xe máy dầu bởi sự bền bỉ, cho sức kéo cực đại ở vòng tua máy thấp, tạo ra khả năng vận hành tốt ở các cung đường xấu và phù hợp cho xe 2 cầu.

Dầu diesel là nhiên liệu chính cho vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy, cho nên lâu nay người tiêu dùng vẫn “mặc định” suy nghĩ giá dầu phải rẻ hơn giá xăng, do đây là chi phí đầu vào của ngành kinh tế vận tải.

Tuy nhiên, 2 năm qua diễn biến giá nhiên liệu dầu diesel đã hoàn toàn thay đổi một cách khó lý giải, như bảng dưới đây:

Từ tháng 7 đến nay, thị trường đã có 5 lần giảm giá xăng liên tiếp. Đến ngày 22/8, giá xăng được giữ nguyên trong khi giá dầu có chiều hướng tăng mạnh, thêm 850 đồng mỗi lít.

Đến ngày 5/9/2022, mức tăng vọt (+1.430 đồng/lít) đã khiến giá mỗi lít dầu chính thức đắt đỏ hơn mỗi lít xăng tại Việt Nam.

Đối với ngành vận tải, chi phí nhiên liệu diesel tăng sẽ tác động đến giá cước, hiện chưa có thống kê do việc điều chỉnh giá mới diễn ra cách đây 5 ngày.

Tuy nhiên, với người dùng xe du lịch cá nhân hạng nhẹ, đi xe lắp máy dầu có thể không còn gọi là “tiết kiệm” được nữa, do khoảng cách chi phí nhiên liệu giữa máy xăng và máy dầu bị thu hẹp.

Thử so sánh một mẫu xe SUV hiện có bán song song cả bản máy dầu và bản máy xăng trên thị trường. Với giả định cùng chạy đường hỗn hợp, mẫu xe máy xăng tiêu thụ bình quân 11 lít/100km, xe máy dầu “ăn” tầm 9 lít/100 km, như bảng dưới.

Hyundai SantaFe chạy đường hỗn hợp 100km Chi phí nhiên liệu tính đến ngày 5/9/2020 Chi phí nhiên liệu tính đến ngày 5/9/2021 Chi phí nhiên liệu tính đến ngày 5/9/2022
Máy dầu (9 lít/100km) 112.500 đồng 141.000 đồng 226.000 đồng
Máy xăng (11 lít/100km) 170.610 đồng 232.440 đồng 266.530 đồng
Chênh lệch tiền đổ xăng/dầu + 51% + 64% + 17%

Từ bảng trên, có thể thấy thời điểm này cách đây 2 năm, chi phí mua nhiên liệu của xe máy xăng đắt gấp rưỡi xe máy dầu.

Đến đầu tháng 9/2021 chi phí nhiên liệu xe xăng còn cao hơn xe máy dầu tới 64%, do giá xăng đắt hơn giá dầu 34%.

Nhưng đến thời điểm này, chi phí nhiên liệu của xe ô tô máy dầu chỉ rẻ hơn xe máy xăng khoảng 17%, thu hẹp chênh lệch về tiền nhiên liệu.

Ngoài ra, xe máy dầu cũng được xếp vào nhóm phương tiện kém thân thiện môi trường hơn so với máy xăng hoặc xe hybrid, do vậy việc giá dầu lên cao chắc chắn sẽ tác động đến người tiêu dùng trong việc quyết định xuống tiền chọn động cơ máy xăng hay máy dầu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.