• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Giấc mơ “ô tô hoá” chậm lại nếu không có giải pháp kích cầu

22/02/2023, 09:30

Thị trường ô tô ế ẩm, lượng xe tồn kho có chiều hướng gia tăng khiến các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất và nhập khẩu ô tô đang cảm thấy bất an.

Sức mua suy giảm dù hãng xe đã kích cầu

Theo dự báo, năm 2023, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ rơi vào tình trạng sụt giảm, thấp hơn năm 2022, với mức dự báo tốc độ tăng trung bình khoảng 2%. Thậm chí, theo cảnh báo của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), nền kinh tế toàn cầu đang tiến gần một cách nguy hiểm đến bờ vực suy thoái bởi nhiều nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn.

Nguyên nhân của tình hình này đến từ các khó khăn chưa thể giải quyết triệt để và ngắn hạn trong năm 2022, như: xung đột địa chính trị Nga – Ukraine tiếp tục leo thang và căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn. Thực trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Thị trường ô tô đầu 2023 vẫn trầm lắng bởi nhiều yếu tố, dù cho vay mua xe trả góp đã dễ dàng hơn

Trả lời báo chí, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, rủi ro nhập khẩu lạm phát vào Việt Nam năm 2023 là điều không thể tránh khỏi trong bối cảnh giá nguyên liệu hàng hóa thế giới vẫn neo ở mức cao, các nền kinh tế đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu như: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều dự báo lạm phát vẫn ở mức cao đáng lo ngại.

Áp lực lạm phát và sự mất giá đồng Việt Nam cũng ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. khiến họ cẩn thận hơn trong việc chi tiêu các mặt hàng thường xuyên và cả những mặt hàng xa xỉ như ô tô.

Với thị trường ô tô, mặc dù các hãng xe đều đã nỗ lực đưa ra các chương trình khuyến mại giá trị cao để kích cầu thị trường từ cuối quý IV/2022 nhưng sang đến năm 2023, tình hình thị trường vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện và tiếp tục suy giảm nghiêm trọng hơn.

Theo ông Lê Ngọc Đức, Phó chủ tịch Tập đoàn Thành Công, tháng 1/2023 đã ghi nhận sản lượng xe du lịch tiêu thụ toàn thị trường giảm khoảng 64% so với cùng kỳ năm 2022. Sức mua thị trường sụt giảm nhanh ngoài dự báo khiến tồn kho tại showroom và nhà máy sản xuất ở mức đáng báo động.

“Trong ngắn hạn, nếu sức mua không được cải thiện và thị trường không tăng trưởng trở lại, để giảm áp lực tồn kho, các nhà sản xuất sẽ không thể duy trì nhịp sản xuất ổn định và buộc phải giảm công suất và nhân công, điều này sẽ tác động trực tiếp tới tình hình lao động, việc làm, từ đó ảnh hưởng tới an sinh xã hội”, ông Đức nói.

Cần làm gì để chặn đà suy giảm?

Theo nhận định của ông Lê Ngọc Đức, nếu tình hình bán hàng vẫn tiếp diễn như thời gian đầu của năm 2023 thì doanh số ô tô toàn thị trường trong năm nay có thể sụt giảm xấp xỉ 17,5% so với 2022, tương đương với hơn 85.500 xe, bao gồm cả xe du lịch và thương mại.

Việc sụt giảm doanh số trong năm 2023 sẽ kéo theo tốc độ “ô tô hóa” tại Việt Nam chậm lại so với dự kiến. Thị trường xe ô tô có nguy cơ mất 37% sản lượng bán ra trong 5 năm tới , tương đương khoảng 1,8 triệu xe.

Nếu điều này xảy ra, sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, mục tiêu xuất khẩu khoảng 90.000 xe và thu được10 tỷ USD giá trị xuất khẩu linh kiện phụ tùng vào năm 2035 sẽ không thể đạt được, nếu không có những chính sách thúc đẩy kịp thời trong giai đoạn ngắn hạn 2023, trung hạn 2027 và dài hạn đến năm 2035.

Theo một số chuyên gia kinh tế, kết quả khả quan từ chương trình hỗ trợ 50% phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước, được thực hiện từ tháng 12/2021 và kéo dài tới hết tháng 5/2022 có thể là một gợi ý cho tình hình hiện nay.

“Việc điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ cho các xe sản xuất trong nước trong năm 2022 đã góp phần hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô tiêu thụ được lượng xe tồn kho kể từ khi dịch bệnh bùng phát, cũng như nối lại chuỗi cung ứng, gia tăng sản xuất, tự đó tăng thêm nguồn lực để duy trì lực lượng lao động”, được ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) gợi ý.

Theo ông Đào Công Quyết, Trưởng Tiểu ban Truyền thông, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tình hình thị trường hiện đang rất khó khăn. Theo dự báo, để thị trường ô tô năm nay đạt mức doanh số của năm 2022 sẽ rất khó nếu không có những chính sách hỗ trợ, kích cầu hoặc tình hình kinh tế cải thiện hơn trong những tháng cuối năm. “Hiện các thành viên Hiệp hội cũng đang chuẩn bị nhóm họp để xem xét đánh giá tình hình và sẽ cân nhắc việc kiến nghị Chính phủ có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, kích cầu thị trường”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.