• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bảo hiểm xe

Bài 2: Giảm giá bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc sẽ bị xử lý thế nào?

11/05/2020, 09:30

Mức bồi thường và khoản phí phải nộp của bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) là số tiền có tính chất pháp quy và được Nhà nước ấn định.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc được nhà nước ấn định mức phí và mức bồi thường. Ảnh minh họa

Sau khi Báo Giao thông có bài "Cuộc chiến hoa hồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự" phản ánh về tình trạng các đại lý giảm giá đến 30% cho khách hàng mua bảo hiểm TNDS, nhiều đại lý bảo hiểm gọi đến đường dây nóng của chuyên trang Xe Giao thông cung cấp thêm thông tin, phản ánh mức độ phổ biến của thực trạng này.

Một đại lý chuyên bán bảo hiểm TNDS xe cơ giới cho biết, trường hợp lách luật khuyến mại bị phát giác, lỗi thường được đẩy hết qua cho các đại lý, đại lý phải nhanh tay xóa thông báo khuyến mại, dừng chương trình giảm giá nhằm “phủi tay” vi phạm.

“Sức ép doanh số là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các đại lý đua nhau giảm giá. Khi vi phạm quá mức phổ biến thì đành “nhìn nhau làm ngơ”, mặc dù biết rằng đây là chiêu cạnh tranh kéo nhau xuống đáy”, nhân viên đại lý của Công ty bảo hiểm BIC nói.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, chuyên gia luật tố tụng Nguyễn Thị Phương Loan (VP Luật sư Thái Minh, Hà Nội) phân tích: "Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự được quy định rất rõ tại điều 9, thông tư 22/2016/TT-BTC. Cụ thể, mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là 100 triệu đồng/1 người/1 vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) gây ra là 50 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn.

Mức phí phải nộp của bảo hiểm TNDS cũng được ấn định cụ thể ngay trong thông tư này, chi tiết đến từng loại phương tiện. Đây là sự ấn định có tính chất pháp quy của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm không được tăng, giảm phí của sản phẩm bắt buộc TNDS".

“Đặc biệt là khoản 5 điều 19 của thông tư này quy định rõ việc không được giảm giá khuyến mại cho người mua bảo hiểm TNDS bắt buộc dưới mọi hình thức”, bà Loan nhấn mạnh.

Sản phẩm "bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới" được giảm giá 30% cho khách hàng, ảnh chụp trang chủ của bảo hiểm Bảo Minh

Trao đổi với PV Báo Giao thông, chuyên gia bảo hiểm Nguyễn Khắc Xuân (Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ tư vấn bảo hiểm InFair) cũng cho hay: Thông tư 22/2016/TT-BTC đã định nghĩa “Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm”. Như vậy, khi mà nhà nước đã ấn định mức bồi thường, ấn định mức phí phải nộp thì 100% doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ.

“Dưới góc độ pháp lý, việc giảm giá khuyến mại với sản phẩm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ thể bán bảo hiểm là vi phạm hành chính, sẽ được xử lý theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, trong đó vi phạm hành chính về kinh doanh bảo hiểm có thể bị xử phạt tối đa 100 triệu đồng (khoản đ, điều 24). Ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động từ 1 đến 24 tháng (khoản 3 điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính)”, chuyên gia luật Nguyễn Thị Phương Loan phân tích.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.