• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Giảm mạnh thuế nhập khẩu linh kiện để xuất khẩu ô tô

23/08/2017, 07:35

Bộ Tài chính công bố dự thảo chính sách thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô giai đoạn 2018 - 2022.

giam-thue-nhap-khau-linh-kien-o-to-trong-5-nam-2

Bộ Tài chính đưa ra hai phương án giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô trong 5 năm tới. Ảnh minh hoạ

Theo dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu đối với linh kiện ô tô nhập khẩu trong 5 năm từ năm 2018-2022, có kèm theo điều kiện về sản lượng xe sản xuất, lắp ráp (sản lượng chung cho các mẫu xe và sản lượng riêng cho một mẫu xe mà 1 doanh nghiệp tham gia chương trình cam kết phải đạt được hàng năm) và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước của mẫu xe cam kết phải đạt được hàng năm, để lắp ráp cho 2 nhóm xe là nhóm xe chở người dưới 9 chỗ, có dung tích xi lanh từ 2.000 cc trở xuống, tiêu hao nhiên liệu dưới 7lít/100km, tiêu chuẩn khí thải mức 4 (giai đoạn 2018-2021); mức 5 từ năm 2022 trở đi; và nhóm xe tải có tổng trọng lượng có tải từ 5 tấn trở xuống, tiêu chuẩn khí thải mức 4 (giai đoạn 2018-2021); mức 5 từ năm 2022 trở đi.

Bộ Tài chính cũng đề xuất 2 phương án giảm thuế như sau:

Phương án 1: Giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) của 163 dòng thuế linh kiện ô tô nhập khẩu để lắp ráp cho 2 nhóm xe về 0%. Theo đó, giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14-16% xuống khoảng 7% đối với xe dưới 9 chỗ và khoảng 1% đối với xe tải dưới 5 tấn.

Phương án 2: Giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của 19 dòng thuế linh kiện là động cơ, hộp số, cụm truyền động, bơm cao áp để lắp ráp cho 2 nhóm xe từ các mức 3%, 5%, 10%, 15% 18%, 20%, 25%, 30%, 32%, 45%, 50% xuống 0% (do đây là một số linh kiện, phụ tùng trong giai đoạn tới Việt Nam chưa thể sản xuất) và giảm thuế suất của 42 dòng thuế thuộc nhóm 8708 (bộ phận và phụ kiện của xe ô tô) để lắp ráp cho 2 nhóm xe nêu trên từ các mức 15%, 20% và 25% xuống 10%. Theo đó, giảm mức thuế suất trung bình của cả bộ linh kiện từ 14-16% xuống 9 – 11% đối với xe dưới 9 chỗ và 7,9% đối với xe tải dưới 5 tấn.

giam-thue-nhap-khau-linh-kien-o-to-trong-5-nam-1

Lộ trình về sản lượng chung tối thiểu hàng năm đối với các mẫu xe; sản lượng riêng tối thiểu và giá trị sản xuất tối thiểu cho mẫu xe cam kết hàng năm cho 1 doanh nghiệp phải đạt được cho nhóm xe chở người dưới 9 chỗ, loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cc trở xuống. Nguồn: BTC

Đánh giá hai phương án trên, Bộ Tài chính cho rằng có thể khuyến khích doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô được hưởng lợi thế từ Chương trình ưu đãi thuế giảm chi phí, giảm giá bán để nâng cao sự cạnh tranh so với xe ô tô nhập khẩu để tăng sản lượng tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải cam kết về sản lượng chung tối thiểu cho các mẫu xe thuộc Chương trình, phải sản xuất, lắp ráp hàng năm theo lộ trình. Đây được coi là là điều kiện ràng buộc để bảo đảm ngành sản xuất lắp ráp ô tô trong nước tăng được dung lượng thị trường với tỷ lệ tăng trưởng nhất định hàng năm, tạo động lực để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư và phát triển sản xuất tại Việt Nam.

Bộ cũng cho rằng, hai phương án sẽ khuyến khích phát triển được ngành công nghiệp phụ trợ thông qua việc tăng nhu cầu đối với linh kiện sản xuất trong nước cũng như khuyến khích xuất khẩu ô tô sang thị trường ASEAN và ngoài ASEAN.

“Việc đưa ra mục tiêu đạt được tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước là 40% vào năm 2022 là nhằm tạo tiền đề để xe sản xuất lắp ráp tại Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường ASEAN”, Bộ Tài chính cho hay.

Tuy nhiên, với hai phương án của Bộ Tài chính có thể khiến một số doanh nghiệp không có chủ trương mở rộng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam gặp khó khăn do không được hưởng mức thuế suất 0% khi nhập khẩu bộ linh kiện để lắp ráp. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp này thu hẹp sản lượng và dần chuyển sang nhập khẩu xe nguyên chiếc để.

Bên cạnh đó, hai phương án của Bộ Tài chính cũng chưa thật sự phù hợp với Quyết định số 229/QĐ-TTg về quy định duy trì mức thuế nhập khẩu ở mức trần cam kết thuế quan đối với các loại phụ tùng, linh kiện động cơ, hộp số, cụm truyền động, các loại phụ tùng, linh kiện sản xuất trong nước đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và số lượng.

“Tuy nhiên, cả 2 phương án này chỉ áp dụng trong thời hạn 5 năm và chỉ một số doanh nghiệp đáp ứng được điều kiện của Chương trình mới được áp dụng, các doanh nghiệp khác khi nhập khẩu vẫn phải áp dụng thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng như mức hiện hành quy định tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP”, Bộ Tài chính cho hay.

Có ý kiến lo ngại về việc thực hiện 2 phương án đều có khả năng vi phạm các cam kết WTO và có khả năng bị các nước thành viên WTO khiếu kiện hoặc gặp phản ứng từ các doanh nghiệp hoặc đại sứ quán của các nước không được hưởng lợi từ các chính sách này, Bộ Tài chính cho rằng, trong WTO cũng có ngoại lệ nếu việc ưu đãi thuế nêu trên là vì mục đích môi trường vì vậy, với quy định về điều kiện về tiêu chuẩn tiêu hao năng lượng và tiêu chuẩn phát thải khí thải của mẫu xe cam kết và mục tiêu của chương trình ưu đãi thuế chỉ cho xe tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện môi trường thì sẽ giảm khả năng vi phạm cam kết WTO tương tự như chương trình ưu đãi thuế 5 năm của Indonesia vừa thực hiện năm 2013.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.