• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

"Góc khuất" nhìn từ thị trường ôtô tháng 5

15/06/2014, 07:06

Thị trường ôtô trong nước trải qua tháng 5 tăng trưởng mạnh, nhưng thành quả đạt được hẳn đã là "trái ngọt" đối với ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

 

Xe nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam đang dần
Xe nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam đang dần "lấn lướt" xe lắp ráp trong nước - Ảnh: Bobi

Số liệu báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) ghi nhận, tổng sản lượng tiêu thụ xe trong tháng 5 của các thành viên, đạt 12.134 chiếc, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn tăng 7% so với tháng trước liền kề.

Những con số trên đã phần nào phản ánh tín hiệu lạc quan của thị trường và chứa đựng niềm vui của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong báo cáo tháng 5 của VAMA còn có những dữ kiện thể hiện một “bộ mặt” trái ngược.    

Theo đó, số lượng xe lắp ráp trong tiêu thụ tháng vừa qua đã giảm 2% so với trước đó và chỉ đạt 8.952 chiếc. Trong khi đó, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc đi theo chiều ngược lại, khi tăng trưởng đến 42% so với tháng 4 và đạt 3.182 chiếc.

Điều đó cho thấy, đang có sự dịch chuyển mô hình kinh doanh ở các doanh nghiệp lắp ráp và phân phối ôtô tại Việt Nam, khi từng bước gia tăng lượng nhập khẩu thay vì đẩy mạnh đầu tư lắp ráp và tăng tỉ lệ nội địa hóa. 

Thực tế cho thấy, Toyota Việt Nam đang rất thành công với dòng sedan cỡ nhỏ Vios. Tuy nhiên, thay vì lắp ráp trong nước như mấy năm trước, liên doanh này lại chọn cách nhập khẩu nguyên chiếc dòng xe bán chạy này. 

Hay như Ford Việt Nam, đã quyết định ngừng lắp ráp dòng xe đa dụng Escape đang được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, để nhường chỗ cho một dòng xe “mới toanh” và ở phân khúc thấp hơn là Ecosport nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.  

   

Mặc dù quy mô thị trường ôtô có tăng trưởng, nhưng lượng xe nhập khẩu đang dần “lấn lướt” và thu hẹp khoảng cách với xe lắp ráp trong nước, đã cho thấy những tín hiệu không mấy khả quan khi lượng ngoại tệ “chảy” ra nước ngoài gia tăng và nguy cơ giảm việc làm trong ngành công nghiệp ôtô ngày càng hiện hữu.

Không những thế, việc một số liên doanh đang có dấu hiệu “lười” lắp ráp cũng như đẩy mạnh tỉ lệ nội địa hóa xe trong nước, cũng phần nào hé lộ “góc khuất” của các doanh nghiệp lắp ráp ôtô tại Việt Nam, đó là năng lực cạnh tranh khi không còn được “bảo hộ”.

 

Phúc Lâm

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.