• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Khách hàng mua ô tô đang bị “dắt mũi”?

03/09/2020, 08:30

Sau bao nhiêu năm tồn tại, sự chuyên nghiệp của thị trường ô tô tại Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi.

Chiếc ô tô không chỉ đơn thuần là phương tiện, nó còn là an toàn và tài sản lớn của cả một gia đình

Thị trường ô tô Việt Nam dù có quy mô khiêm tốn, chỉ trên dưới 300 nghìn xe/năm nhưng lại được đánh giá rất có tiềm năng và hứa hẹn sẽ bước vào thời kỳ bùng nổ trong khoảng thời gian không xa. Thế nhưng sau bao nhiêu năm tồn tại, sự chuyên nghiệp của các nhà cung ứng, đại lý ô tô và kể cả tâm lý mua xe của người dân vẫn thiếu chuyên nghiệp và đầy rẫy những cạm bẫy.

Người mua ô tô không lạ gì chuyện các đại lý ô tô cứ thỉnh thoảng lại tạo ra cơn sốt ảo, khan hàng giả tạo để tăng giá bán hoặc ép khách hàng phải mua thêm những gói phụ kiện với giá trên trời nếu muốn lấy xe sớm. Điều vô lý ở đây được thể hiện rõ lượng xe sản xuất trong nước luôn ở trong tình trạng tồn kho lớn, trong khi xe nhập khẩu vẫn về đều và ngày một tăng. Vì thế lý lẽ “cung lớn hơn cầu” ở một thị trường nhỏ như Việt Nam có lẽ sẽ không thuyết phục được ai.

Sự thiếu chuyên nghiệp của thị trường ô tô còn thể hiện ở ngay khâu bán hàng. Mỗi khi đi mua ô tô ít ai đủ tự tin một mình đến showroom, bởi lẽ không ai dám chắc phía sau những cánh cửa hào nhoáng của các đại lý ô tô không có những rủi ro được giăng ra để “tận thu”, “gia tăng lợi nhuận”, “tăng thêm thu nhập”. Những lời tư vấn có cánh của các sales kinh doanh ô tô có thể dẫn dắt khách hàng mua thêm bộ phụ kiện mà không rõ chất lượng ra sao, tham gia gói bảo hiểm vật chất xe mà không rõ uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm ấy thế nào, điều khoản bảo hiểm bất lợi cho mình cũng bị lờ đi... Đơn giản bởi các nhân viên bán hàng hay đại lý ô tô chỉ quan tâm đến việc tăng thêm thu nhập khi bán được nhiều mặt hàng bên ngoài việc bán xe và các sản phẩm ấy có biên độ lợi nhuận lớn nhất mà bỏ qua những quyền lợi thiết thân của thượng đế…

Thậm chí nhiều khách hàng mua xe lần đầu nếu không tinh ý, sành sỏi có thể sẽ bị giao cho chiếc xe bị lỗi, xước sơn hay bị hoen rỉ vì xe tồn kho hay để ngoài bãi, giãi dầu sương gió quá lâu. Lúc phát hiện quay lại đại lý đòi quyền lợi thì ngay lập tức bị phủi tay hoặc gây khó…

Một thực trạng phổ biến hiện nay đối với khách hàng mua ô tô tại Việt Nam là tâm lý chỉ quan tâm đến chiếc xe định mua giá bao nhiêu? Có phù hợp với nhu cầu sử dụng hay không? Xe có bền hay không?... mà ít để ý đến khâu hậu mãi, bảo hành bảo dưỡng của các thương hiệu. Câu chuyện rõ nhất xảy ra mới đây tại Cà Mau khi một chủ xe mua chiếc Suzuki Ertiga với tính toán: “xe nhập khẩu 7 chỗ, giá rẻ, kinh doanh dịch vụ sẽ nhanh hoàn vốn”. Thế nhưng khi chiếc xe bị tai nạn mang đến đại lý để sửa thì đến gần 1 năm nay vẫn nằm chờ chết trong cảnh bị hoen rỉ và như một đống sắt vụn. Lý do ban đầu là phía bảo hiểm không thống nhất được phương án bồi thường. Khi bảo hiểm đưa ra được phương án bồi thường và sẵn sàng chi tiền để sửa chữa thì đến lượt cơ sở bảo hành bảo dưỡng chính hãng nói thiếu phụ tùng thay thế. Gần một năm khối tài sản lớn phải chắt bóp vay mượn để làm “cần câu cơm” nằm đắp chiếu, chưa biết đến bao giờ được khôi phục khiến chủ xe thất thần, đau điếng, đổ bệnh.

Ở thị trường xe cũ, cảnh nhộm nhoạm, đánh lận con đen cũng diễn ra thường ngày. Các salon ô tô cũ mọc lên như nấm nhưng chẳng ai bảo đảm sự uy tín của các cơ sở này trong việc định giá xe hay chuyện trung thực trong đánh giá chất lượng còn lại của chiếc xe. Có khi một chiếc xe đã đâm đụng, thủy kích… cũng được giới thiệu là còn nguyên bản. Thậm chí nhiều chiếc xe cũ còn bị tua lại công tơ mét để ăn gian chỉ số vận hành của xe nhằm bán được giá, khiến người mua khi phát hiện ra chỉ còn biết ngậm hờn.

Dù không liên quan đến việc mua bán ô tô, nhưng dịch vụ mua ô tô trả góp hiện nay cũng có nhiều câu chuyện đáng bàn. Lẽ ra, dịch vụ cho vay trả góp nếu thực sự chuyên nghiệp sẽ là một đòn bẩy rất hiệu quả để thúc đẩy doanh số thị trường ô tô. Thế nhưng những lùm xùm như: ngân hàng siết nợ bằng cách cẩu xe của người vay mà không cần thông báo trước, ép khách vay tiền mua xe phải có bảo hiểm vật chất của hãng bảo hiểm liên kết với mình hay chuyện đột ngột tăng lãi suất không đúng lộ trình cam kết trong hợp đồng… vẫn thường xảy ra khiến nhiều người rất muốn mua xe đành phải hoãn lại chờ đủ tiền mới tậu xế cho yên tâm...

Với mức sống của đa số người Việt hiện nay, chiếc ô tô không chỉ đơn thuần là phương tiện, nó còn là an toàn và tài sản lớn của cả một gia đình. Có lẽ cũng chính vì thế chuyện tậu một chiếc ô tô luôn được coi là việc hệ trọng. Tuy nhiên có vẻ như vì quá coi trọng việc mua ô tô mà vô tình khách hàng đã đánh mất vị thế của một thượng đế. Chẳng thế mà nhiều người khi được đại lý khuyên mua thêm phụ kiện để lấy xe ngay liền dốc hầu bao tức thì. Hay sẵn sàng đáp ứng các điều kiện nhiều khi vô lý để được ngân hàng giải ngân vay tiền mua xe trả góp…

Vì thế, mỗi khách hàng hãy là một người tiêu dùng thông thái. Bởi chính khách hàng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự trưởng thành của thị trường ô tô tại Việt Nam.

Nhiều mẫu ô tô bán chạy nhất thế giới nhưng bán chậm tại Việt Nam

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.