• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bảo hiểm xe

Góc nhìn: Nhà nước nên quản lý bảo hiểm bắt buộc, tránh thất thoát

28/05/2020, 14:00

Các doanh nghiệp bảo hiểm đang kinh doanh nghiệp vụ này không theo tiêu chí cân bằng thu chi, xa rời mục đích phi lợi nhuận, an sinh xã hội.

Chuyên gia bảo hiểm cho rằng có thể dùng công nghệ thông tin để triển khai bảo hiểm bắt buộc TNDS. Ảnh minh họa

Hiện nay ngoài người tham gia giao thông bình thường bằng ô tô, xe máy, dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe hai bánh đã được thừa nhận và rất phổ biến (xe ôm công nghệ Grab, Bee, GoViet) nên người hành nghề xe ôm công nghệ cũng rất cần phải mua bảo hiểm TNDS đối với hành khách.

Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp bảo hiểm đang kinh doanh nghiệp vụ này không theo tiêu chí cân bằng thu chi, xa rời mục đích phi lợi nhuận, an sinh xã hội. Chi phí kinh doanh quá cao vượt khung quy định của Bộ Tài chính để cạnh tranh và bù đắp lại bằng việc gây khó dễ quyền lợi khách hàng khi giải quyết bồi thường.

Một phần lớn phí bảo hiểm TNDS thu được rơi vào kênh phân phối mà không đến được người tham gia bảo hiểm và các nạn nhân trong các vụ tai nạn. Mức chi phí kinh doanh bảo hiểm TNDS ô tô hiện có doanh nghiệp lên đến 40%, xe máy lên đến 70% hoặc hơn. Nguyên nhân chính do kênh phân phối truyền thống quá tốn kém.

Ví dụ, bảo hiểm xe máy tỷ lệ bồi thường chỉ 6% (tương đương phí thuần 3.600 đồng/xe), nhưng nếu hạ phí xuống mức 10.000 đồng thì không thể bán được sản phẩm này qua kênh truyền thống vì sẽ không ai đi bán một tờ bảo hiểm xe máy chỉ nhận được 2.000 đồng tiền hoa hồng.

Ở mức phí 60.000 đồng, chi phí bán hàng đến 70% x 60.000 đồng = 42.000 đồng, mới đủ trả cho các cấp của kênh phân phối, quá tốn kém.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin, số hóa sản phẩm bảo hiểm TNDS và thay đổi cách quản lý, phân phối sẽ tập trung được quỹ bảo hiểm lớn, không bị thất thoát và hạn chế tranh chấp, tiêu cực.

Vì vậy, nên chăng Nhà nước trực tiếp triển khai và quản lý tập trung quỹ bảo hiểm hiểm xe cơ giới (toàn bộ phí bảo hiểm thu được). Cụ thể hơn, về phương pháp triển khai:

- Thu phí xe máy: Nhắn tin theo cú pháp định danh biển số xe, phí trừ trực tiếp vào thuê bao điện thoại. Thu qua tài khoản ngân hàng, tương tự như EVN đang thu tiền điện hàng tháng.

- Thu phí ô tô: Thu qua hệ thống đăng kiểm tương tự như đang thu phí bảo trì đường bộ, thời hạn bảo hiểm theo thời hạn đăng kiểm xe.

- Giải quyết bồi thường: Các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp phụ trợ bảo hiểm làm đại lý giải quyết bồi thường và hưởng thù lao. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bắt buộc phải giải quyết bồi thường, tạm ứng chi phí bồi thường khi nhận được thông báo tai nạn của chủ xe bất kỳ.

- Toàn bộ dữ liệu xe tham gia bảo hiểm được đồng bộ hóa và quản lý tập trung, mọi chủ xe và cảnh sát giao thông đều truy cập được thông tin bảo hiểm, tương tự như tra cứu hiệu lực đăng kiểm xe đang áp dụng.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay và xu hướng phát triển của dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trong thời gian tới, việc số hóa bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới hoàn toàn khả thi, giúp quản lý tập trung, giảm thất thoát phí, tập trung được một nguồn tiền lớn góp phần giảm thiểu hậu quả các vụ tai nạn giao thông, giảm sức ép lên ngân sách nhà nước.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.