• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa xe

"Góp gạo" lập chợ xe: Tốn kém nhưng phải cố

25/03/2016, 07:49

Với những toan tính riêng, các doanh nghiệp xe máy dù khó khăn nhưng vẫn phải "ném" tiền để mở triển lãm.

xegiaothong_trien_lam_xe_may_dau_tien
Các doanh nghiệp xe máy ở Việt Nam có dấu hiệu “xích lại với nhau” - Ảnh minh họa

Sau nhiều năm “mạnh ai nấy chạy”, các doanh nghiệp xe máy ở Việt Nam có dấu hiệu “xích lại với nhau” khi cùng góp những khoản tiền lớn để mở triển lãm.

Hoạt động lớn đầu tiên

Hơn hai năm trước, khi 5 liên doanh sản xuất và lắp ráp xe máy gồm: Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM cùng nhau thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), không khó để dự đoán tổ chức này sẽ mở ra những “sân chơi” chung, hướng đến mục tiêu bán hàng và phát triển.

Hai năm qua, dưới sự “dẫn dắt” của Honda Việt Nam, thành viên lớn nhất của VAMM, tổ chức này không có bất kỳ một hoạt động lớn nào, ngoài những thông điệp “phàn nàn” kêu khó về lượng tiêu thụ xe máy giảm sút và dự báo triển vọng thị trường thấp, từ các thành viên.

Trong khi đó, số liệu báo cáo chính thức 6 tháng một lần phát đi từ VAMM luôn thể hiện tổng doanh số bán hàng của các thành viên thuộc tổ chức này vẫn giữ ổn định quanh mức 2,7 triệu xe/năm. Nhưng thực tế, người tiêu dùng chứng kiến sự “xuống dốc không phanh” của Suzuki, còn các sản phẩm của SYM ngày càng “xa rời” khách hàng Việt. Doanh số bán hàng sa sút đến nỗi Suzuki phải đóng cửa tất cả các đại lý chính thức của mình tại Hà Nội.

Trong khi Yamaha và Piaggio chưa thể hiện được sự phát triển thì Honda liên tục gia tăng thị phần từ 60% (năm 2012) lên 70,4% sau khi kết thúc năm tài chính 2014 (cuối tháng 3/2015), tròn một năm giữ vai trò “dẫn dắt” VAMM.

Tại thời điểm các thành viên VAMM ngày càng nới rộng khoảng cách với nhau trên thương trường, hiệp hội này bất ngờ tổ chức triển lãm xe máy (Vietnam Motorcycle Show) khiến dư luận không khỏi nghi ngờ có những toan tính phía sau của những người “đồng sàng dị mộng” khi cùng tham gia một cuộc chơi chung.

Những toan tính cho cuộc chơi tốn kém

Vietnam Motorcycle Show 2016 sẽ diễn ra tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn SECC trong 4 ngày trên diện tích khoảng 6.000 m2 trưng bày và gần 2.500 m2 cho hoạt động giải trí ngoài trời. Để tham dự triển lãm, doanh nghiệp không chỉ chịu chi phí thuê mặt bằng cho ban tổ chức, mà còn phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ vào việc thiết kế gian hàng và thực hiện các hoạt động thu hút khách tham quan trong những ngày diễn ra sự kiện.

Không công khai chi tiết số tiền phải dùng để tham dự, nhưng có không dưới một đại diện doanh nghiệp nói rằng, họ tham gia không chỉ bởi quảng bá sản phẩm mà còn do tò mò với triển lãm xe máy lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, mặc dù số tiền tham dự rất lớn và các thương hiệu cũng “khập khiễng”.

Theo một thành viên ban tổ chức một triển lãm ô tô từng thực hiện tại SECC hé lộ, chi phí thuê toàn bộ diện tích hơn 9.000 m2 của trung tâm này lên đến 30.000 USD (hơn 600 triệu đồng) mỗi ngày. Trong khi đó, đại diện một liên doanh tham gia Vietnam Motorcycle Show cho hay, chi phí thuê gian hàng ở sự kiện lần này là 75 USD/m2 (khoảng 1.800.000 đồng).

“Honda và Yamaha là hai đơn vị có gian hàng lớn nhất 700 m2, Piaggio là 500 m2, các doanh nghiệp còn lại chỉ thuê gian hàng với diện tích nhỏ hơn. Do vậy, chi phí thuê gian hàng trong nhà sẽ “ngốn” nhiều kinh phí, chưa kể chi phí thuê mặt bằng ngoài trời để làm hoạt động thử xe cũng gần 20 USD/m2 (khoảng 400.000 đồng)”, đại diện liên doanh trên cho biết.

Đại diện Suzuki cho hay, gian hàng của liên doanh xe máy Nhật Bản dù khiêm tốn, nhưng chi phí rất tốn kém. Dẫu biết tham gia triển lãm sẽ “rất mệt”, nhưng Suzuki vẫn “phải” tham dự vì doanh nghiệp là một thành viên của VAMM.

Thực tế cho thấy, trong số các doanh nghiệp tham dự Vietnam Motorcycle Show 2016, SYM và Suzuki hiện đang trong tình trạng “ngắc ngoải” và có nguy cơ “bay” khỏi thị trường xe máy Việt Nam. Trong khi đó, Benelli và Kawasaki là hai “khách mời” được đánh giá không có nhiều “niềm tin” trên thị trường.

Mục tiêu tham dự của nhãn hiệu “xe Tàu thương hiệu Ý” Benelli, bị nghi ngờ là hành động xoa dịu người tiêu dùng, sau hành động “rũ bỏ” đối tác từng không quản ngại khó khăn để đưa và gây dựng thương hiệu Benelli ở thị trường Việt Nam. Còn Kawasaki “hứa hẹn” sẽ làm mới hình ảnh sau khi để 3 nhà phân phối chính thức “triệt hạ” nhau, bằng hình thức phá giá sản phẩm trên thương trường.

Ngoài mục tiêu tạo ra một “chợ xe”, các thương hiệu góp mặt đều có những toan tính cũng như “tư thế” riêng. Có thể người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi ngay trong kỳ triển lãm sắp tới, nhưng “sân chơi” xe máy lần đầu tổ chức ở Việt Nam được dự đoán chỉ là “cuộc chơi” của ba “ông lớn” Honda, Yamaha và Piaggio.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.