• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
360° xe

Hạ tầng trạm sạc quyết định sự phát triển xe điện

20/10/2022, 17:36

Chưa có quy chuẩn về việc xây dựng trạm sạc và hệ thống thiết bị trạm sạc là một trong những khó khăn mà nhà sản xuất đang gặp phải.

Phát triển hạ tầng trạm sạc là điều kiện tiên quyết

Trong khuôn khổ buổi hội thảo quốc tế với chủ đề “Phát triển giao thông đường bộ sử dụng điện, hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh” do Báo Giao thông tổ chức, phát triển hạ tầng trạm sạc cho xe điện là vấn đề được các khách mời quan tâm.

Trình bày tham luận tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Hoà An cho biết, một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà chiến lược lâu dài của TP.HCM về phát triển phương tiện giao thông dùng điện đề ra là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đáp ứng lộ trình chuyển đổi sử dụng xe điện.

Ông Bùi Hoà An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh trình bày tham luận tại hội thảo

Giải pháp này bao gồm việc nghiên cứu bổ sung quy hoạch hệ thống hạ tầng trạm sạc vào quy hoạch hạ tầng giao thông thành phố, quy hoạch đồng bộ mạng lưới hạ tầng điện và triển khai đa dạng các phương thức đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng trạm sạc (đặc biệt là hệ thống trạm sạc nhanh, công suất lớn), đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển xe điện theo từng giai đoạn.

Theo ông Đào Công Quyết, đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hạ tầng trạm sạc là yếu tố tác động tới việc chuyển đổi sang xe điện hoá tại Việt Nam.

Ông Quyết nhận định đối với những nước đã phát triển về các dòng xe điện hóa, trạm sạc là điều kiện tiên quyết. Trạm sạc cũng cần được bao phủ rộng rãi với chi phí hợp lý cho khách hàng.

Do đặc thù Việt Nam, hầu hết các gia đình không đủ điều kiện để lắp đặt trạm sạc tại nhà, trong khuôn viên của gia đình mình trong khi sạc tại nhà là một hình thức sạc phổ biến cho xe điện. Tiêu thụ điện để sạc cho xe điện đòi hỏi nguồn cung cấp điện của Việt Nam phải tăng lên rất nhiều.

Xây dựng trạm sạc có cần quy chuẩn riêng?

Hiện tại, phát triển hạ tầng trạm sạc tại Việt Nam gặp không ít khó khăn, một trong số đó là việc chưa có quy chuẩn về xây dựng trạm sạc.

Ông Vũ Thắng, Giám đốc Trung tâm phát triển trạm sạc VinFast, cho biết: “Bộ Khoa học và công nghệ có quy chuẩn, tiêu chuẩn về trụ sạc nhưng chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn về việc xây dựng trạm sạc, hệ thống thiết bị bảo vệ trạm sạc. Trong quá trình xây dựng, chúng tôi phải áp dụng tiêu chuẩn tương đương của quốc tế”.

Một trạm sạc xe điện của VinFast tại tỉnh Hoà Bình. Ảnh: Tứ Đức

Bên cạnh đó, VinFast còn gặp phải một số khó khăn khác như vấn đề pháp lý, việc hướng dẫn lắp đặt trạm sạc ở mỗi địa phương cụ thể có hướng dẫn lắp đặt khác nhau, nguồn điện, mức độ cung cấp điện không đồng đều…

Trả lời câu hỏi “Vậy hiện nay, chúng ta có cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về trạm sạc hay không?”, ông Trần Quang Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ GTVT) cho hay, trách nhiệm ban hành quy định quản lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống trạm sạc thuộc về Bộ Công thương.

“Theo luật quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, khi chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia thì tuỳ theo công nghệ, bí quyết, quy định riêng của từng hãng, các doanh nghiệp sẽ tìm những tiêu chuẩn trên thế giới để áp dụng.

Toàn bộ yêu cầu về điện, đấu nối, vận tải điện, an toàn điện, hoàn toàn đã có tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế để vận hành an toàn”, ông Hà nói.

Trong khi đó, GS. TS. Lê Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhận xét hiện chúng ta chưa có quy hoạch lưới điện phục vụ phương tiện dùng điện. Nếu có quy hoạch lưới điện riêng, hệ thống trạm sạc sẽ tốt hơn, đảm bảo an toàn hơn.

Ông Phạm Minh Thành, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam

Liên quan việc có cần bổ sung quy chuẩn riêng cho xe điện hay không, ông Phạm Minh Thành, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, nhận định, tương tự các dòng xe khác như xe chạy xăng, dầu… xe điện cũng phải đảm bảo các điều kiện an toàn và tuân thủ các quy định của Luật GTĐB. Bản chất của hai dòng xe này chỉ khác nhau về nguồn năng lượng.

Quy chuẩn 09 của Bộ GTVT ban hành đã đáp ứng được các quy định liên quan đến việc kiểm soát an toàn kỹ thuật về môi trường với xe ô tô điện. Cục Đăng kiểm đã thử nghiệm và chứng nhận được phương tiện này từ năm 2014.

Tuy nhiên, quá trình phát triển đối với xe điện quá nhanh, theo lộ trình Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ đề xuất sửa đổi Quy chuẩn 09 theo hướng bổ sung thêm các quy định về các công nghệ, định hướng phân loại phương tiện, công nghệ hỗ trợ tính năng lái tự động, phân loại phương tiện theo cấp độ tự động lái.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.