• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Lái mới

Hai cách khởi hành ngang dốc với xe số sàn

21/02/2020, 09:30

Hiện nay có 2 kinh nghiệm cơ bản về cách để dừng và đề-pa lên dốc mà các lái xe mới lái nên ghi nhớ để vận hành chiếc xe một cách hiệu quả hơn.

Sử dụng phanh tay

Sử dụng phanh tay (hay phanh khẩn cấp - emergency brake) là cách an toàn và hiệu quả nhất dành cho lái xe, đặc biệt lái mới khi cần đề-pa xe ngang dốc. Sau khi xe đã dừng trên dốc, lái xe kéo phanh tay với mục đích là thay phanh chân giữ xe tại điểm dừng. Khi đó, lái xe có thể bỏ chân phanh ra và đặt vào chân ga mớm lên.

Khi cần di chuyển trở lại từ vị trí đứng yên trên dốc, lái xe cắt côn vào số và thực hiện nhả côn, đạp mớm ga như khởi động bình thường trên đường bằng, lúc này phanh tay vẫn chưa hạ hết nên xe chắc chắn không bị trôi. Tiếp tục nhả côn từ từ đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên (báo hiệu các lá côn đã bắt vào nhau) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu thấy xe không trượt thì thả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên. Có thể mớm nhẹ chân ga nếu xe chưa di chuyển.

Sử dụng côn, ga và phanh chân

Đây là cách mạo hiểm hơn của những người có kinh nghiệm lái xe thường dùng trong thực tế là không dùng đến phanh tay. Tuy nhiên, cách này chỉ dùng với những trường hợp dừng trong thời gian ngắn chứ không nên dùng trong trường hợp đỗ hay dừng lâu.

Sau khi xe dừng, nhả côn từ từ, đến khi thấy tay lái hoặc cần số rung lên thì nhả nhẹ phanh chân, nghe ngóng. Nếu cảm thấy xe trôi thì đạp phanh vào, làm lại. Nếu thấy xe không trượt thì thả cho hết phanh chân, xe sẽ tự bò lên. Nếu nhả hết phanh chân mà xe vẫn đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút, đồng thời hơi nhả côn ra thêm. Khi xe đã đi thì giữ nguyên vị trí chân côn và ga cho đến khi xe qua khỏi đỉnh dốc.

Khi mới tập, chắc chắn sẽ không tránh khỏi vài lần chết máy. Đó là điều bình thường, và chúng ta chỉ cần luyện nhiều lần sẽ tự rút ra kinh nghiệm để tránh phạm vào những lỗi nặng như: dừng quá vạch, chết máy, xe trôi dốc. Tùy theo tay lái và kinh nghiệm lái cũng như hoàn cảnh gặp phải trên đoạn đường dốc, hãy luyện tập 2 cách đề pa này để điều khiển chiếc xe một cách an toàn và hiệu quả nhất.

Lưu ý trong trường hợp xe bị tụt dốc

Trong trường hợp xe đã bị tụt dốc và khiến người lái cần di chuyển về vị trí đứng yên trên dốc thì phải cắt côn để vào số và sau đó thực hiện nhả côn cùng đạp mớm ga như khi khởi động xe bình thường để đi trên đường bằng. Như vậy, xe sẽ không bị trôi nữa do phanh tay của người lái vẫn chưa hạ.

Tiếp theo, nhả côn một cách từ từ cho đến khi nhận thấy cần số hoặc tay lái có rung lên (đây là dấu hiệu cho thấy các lá côn đã được bắt vào nhau). Lúc này, có thể nhẹ nhàng nhả phanh tay, bên cạnh đó nếu thấy xe không bị trượt thì lại thả nốt phanh tay. Và khi đó xe sẽ tự di chuyển lên dốc hoặc người lái có thể giúp xe bằng cách mớm nhẹ chân ga khi thấy xe chưa có dấu hiệu di chuyển.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.