• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Diễn đàn

Hãng ô tô Subaru kiếm bộn tiền nhờ lao động tị nạn

17/08/2015, 06:08

Do thiếu lao động nên các công ty như Subaru buộc phải sử dụng lao động nhập cư “cửa sau” rất đa dạng...

3
Abu Said Shekh, 46 tuổi, tị nạn người Bangladesh hiện đang làm việc tại Subaru.

Trong bối cảnh xuất khẩu trì trệ thì kim ngạch xuất khẩu của hãng sản xuất ô tô Subaru (Nhật Bản) lại tăng gần gấp đôi trong vòng bốn năm trở lại đây, nhờ sức lao động giá rẻ của những người nhập cư.

Mất 1/3 lương cho môi giới

Các sản phẩm của Subaru được khách hàng Mỹ rất chuộng, nhất là ở thị trường California, New York và Washington. Ông Yasuyuki Yoshinaga, Giám đốc điều hành của Subaru vừa tiết lộ trong một cuộc họp báo tại Mỹ rằng, một trong những chìa khóa thành công của thương hiệu Subaru chính là lực lượng lao động nhập cư giá rẻ.

Để được đến Nhật làm việc, những công nhân xa xứ phải thông qua môi giới, phải trả phí lên tới một phần ba tiền lương thực tế được hưởng. Phần đông có quốc tịch Bangladesh, Nepal, Mali và Trung Quốc, họ có mặt trong hầu hết các công đoạn như: Lắp ráp, sản xuất ghế da, cho tới trang trí nội thất… bằng các hợp đồng ngắn hạn và dài hạn với mức lương chỉ bằng một nửa lao động bản địa có cùng tay nghề, cùng công việc, cùng dây chuyền.

Theo một cuộc điều tra mới đây do Reuters thực hiện tại nhà máy ở Ota, tham khảo bảng lương, đơn xin tị nạn, cho đến các cuộc phỏng vấn với hàng nghìn lao động đến từ 22 quốc gia cho thấy, hầu hết lao động nhập cư phải chịu áp lực từ nhiều phía, như công ty môi giới nhân lực và các “chuỗi công ty” của Subaru. Lakhan Rijal, một công nhân tị nạn 34 tuổi cho hay, bản thân bị sa thải ngay sau khi bị tai nạn ở chân, nhiều người khác còn bị ép tăng ca, bị sa thải mà không hề được thông báo trước, không được bảo hiểm.

Trong số 120 công nhân được Reuters phỏng vấn đều cho hay, mức lương tối thiểu làm việc tại nhà máy của Subaru tại tỉnh Gunma Ota được trả 6,60 USD/giờ. Cũng qua điều tra, Reuters còn phát hiện thấy hàng chục lao động Indonesia tại hai phân ban nhỏ của Subaru có mức thu nhập thực hàng tháng 730 USD. Số tiền này còn bị các công ty cung ứng lao động trong nước khấu trừ tới 3,30 USD/giờ để chi trả phí dịch vụ thuê nhà, điện nước…

Tiết kiệm hàng triệu USD

Do thiếu lao động nên các công ty như Subaru buộc phải sử dụng lao động nhập cư “cửa sau” rất đa dạng như người tị nạn, lưu trú quá hạn visa hay học sinh học nghề. Đây là thị trường lao động màu mỡ, có sẵn, tự nguyện và rẻ, phù hợp cho nhiều lĩnh vực như xây dựng, nông nghiệp hay chế tạo, dịch vụ. Công ty mẹ của Subaru, Tập đoàn Fuji Heavy Industries Ltd., (FHI) cho biết, các công ty con của họ có trách nhiệm đối với lao động mà họ thuê mướn, FHI không trực tiếp giám sát điều kiện làm việc của nhóm công nhân này. Việc tuân thủ các quy định của FHI là trách nhiệm của Subaru.

Cũng theo điều tra của Reuters, Subaru còn sử dụng 339 học viên đến từ Trung Quốc theo một chương trình đào tạo nghề cho các nước đang phát triển. Những học viên này đang mắc nợ các công ty môi giới lao động trong nước, họ không có quyền thay đổi nghiệp chủ tại Nhật Bản. Chương trình nói trên đã bị Liên hợp quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ trích là buôn người dưới danh nghĩa đào tạo nghề. Theo tiết lộ của Subaru, mỗi năm hãng tiết kiệm được khoảng 3,8 triệu USD bằng cách sử dụng 339 học viên nói trên.

Những người này đến nâng cao tay nghề tại nhà máy Yajima của Subaru thông qua hợp đồng một năm trong khuôn khổ hợp đồng chung dài ba năm. Phần lớn trong độ tuổi 20, làm việc 50 giờ mỗi tuần, được trả mức lương tối thiểu là 6,60 USD/ giờ. Mặc dù không có số liệu chính thức về số lượng lao động “nhập ngoại” trong chuỗi cung ứng Subaru, nhưng Reuters đã tìm thấy khoảng 580 người nước ngoài làm việc tại bốn cơ sở của hãng ở Ota, riêng tại Gunma có khoảng 28 nghìn người làm việc trong nhiều hãng khác nhau.

Năm 2010, Nhật Bản thay đổi quy chế nhập cư, cho phép người tị nạn được cấp giấy phép lao động 6 tháng để chờ hồ sơ nhập cư được xem xét. Với việc sửa đổi đạo luật nói trên, năm 2014 vừa qua, số đơn xin nhập cư tăng vọt gấp bốn lần, đạt con số 5 nghìn người; Nhưng thực tế chỉ có hơn 20 đơn được chấp thuận nhập cư mỗi năm trong vòng bốn năm trở lại đây.

Ông Hideharu Maruyama, chuyên viên phụ trách xuất nhập cảnh Bộ Tư pháp cho rằng, lỗi là của người nhập cư nước ngoài. Họ muốn lợi dụng lỗ hổng trong luật pháp để nhập cảnh vào Nhật làm việc. Tuy nhiên, cũng có các thành viên Chính phủ cho rằng, Nhật Bản cần vượt qua các “rào cản tâm lý” để thảo luận công khai chính sách nhập cư, không có lao động giá rẻ từ nước ngoài. Nên mở cửa thị trường lao động và cấp giấy phép lao động một cách công khai cho mọi đối tượng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.